Mường Khương (Lào Cai) Trồng Mới 75 Ha Cây Quýt Ngọt

Năm 2014, huyện Mường Khương (Lào Cai) sẽ trồng mới 75 ha cây quýt ngọt (nâng tổng diện tích cây quýt ngọt của toàn huyện lên 217 ha) tại các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ và thị trấn Mường Khương.
Vụ trồng chính sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm, cây quýt giống đã được chiết ghép và chăm sóc tốt tại vườn ươm thị trấn Mương Khương. Các xã đang triển khai rà soát lại quỹ đất, phát dọn thực bì, khi thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành giao cây giống để bà con trồng .
Hiện, diện tích cây quýt ngọt tại huyện Mường Khương là 142 ha, trong đó 30 ha đang cho thu hoạch với năng suất bình quân ước đạt 40 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 120 tấn/năm.
Giá quả quýt ngọt Mường Khương bán cao hơn quýt cùng loại nhập khẩu, đầu vụ giá bán tại vườn khoảng 17 – 25 nghìn đồng/kg, thu nhập đạt từ 60 – 80 triệu đồng/ha.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cây quýt ngọt phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại nhiều tiểu vùng của huyện, quýt Mường Khương có vị ngọt đậm, chắc quả và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của các tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.314ha cá tra, diện tích thu hoạch 2.116ha, sản lượng đạt 545.718 tấn, năng suất trung bình đạt 260 tấn/ha. Nếu so với năm 2012, sản lượng cá giống tăng 13,3%; diện tích nuôi giảm 4,1%; sản lượng cá thu hoạch tăng 2,3%.

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.