Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mừng Nhưng Vẫn Lo

Mừng Nhưng Vẫn Lo
Ngày đăng: 11/06/2014

Theo lãnh đạo huyện Châu Thành, địa phương chuyển đổi tập trung đất lúa sang cây thanh long nhiều nhất tỉnh Long An từ hơn 10 năm nay, thu nhập bình quân 1ha thanh long khoảng 350 triệu đồng, giá trung bình 30.000 đồng/kg (thanh long ruột đỏ) và 20.000 đồng/kg (thanh long ruột trắng). Có thể nói, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này đã tạo cho nông dân cơ hội tăng thêm thu nhập rất nhiều so với trồng lúa.

Hiện nay, trong số 11.000ha đất nông nghiệp huyện, diện tích thanh long chuyển đổi từ đất lúa hơn 5.000ha, trong đó, từ năm 2010 đến nay tăng thêm 4.000ha, với sản lượng 50.000 - 70.000 tấn/năm. Long An trở thành một trong những tỉnh có diện tích thanh long nhiều nhất sau tỉnh Bình Thuận.

Nhưng năm nào cũng vậy, thời điểm này, giá thanh long và nhiều loại trái cây khác đều giảm mạnh do hàng loạt trái cây thu hoạch cùng thời điểm, trong khi nhu cầu không tăng lên. Hiện giá thanh long chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng/kg, so với giá thành là lỗ, vì vậy, nếu chỉ trông chờ vào việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo kiểu “ăn tươi” sẽ không thể tiêu thụ hết.

Hơn nữa, việc xuất khẩu trái tươi, dù có thu nhập cao so với lúa nhưng như Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, chỉ có chế biến mới giúp làm tăng giá trị sản phẩm. Thế mà chúng ta mới chỉ tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu trái thanh long trong khi ở Chi Lê, được cho là nơi xuất phát cây thanh long, đã chế biến ra 10 sản phẩm từ thanh long.

Trong một thời gian dài, Việt Nam gần như “một mình một chợ” khi chiếm 90% lượng giao dịch thanh long trên thị trường thế giới, giờ đây, tỷ trọng này ngày càng giảm do nhiều nước đã trồng thanh long hàng hóa cạnh tranh với thanh long Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc.

Vì vậy, càng phải nghĩ đến việc chế biến các sản phẩm khác mà các nước đã và đang áp dụng như bông thanh long ăn như món bông bí Việt Nam, trái non làm dưa chua, vỏ trái thanh long phơi khô để làm phẩm màu hữu cơ, hạt thanh long chiết suất làm tinh dầu cho ngành dược và mỹ phẩm…

Ngay cả Malaysia, nước đưa giống thanh long Việt Nam về trồng chưa đầy 10 năm mà đã chế biến ra 7 sản phẩm từ thanh long. Trong khi Việt Nam có nguồn nguyên liệu thanh long dồi dào nhưng chỉ sử dụng trái chín là rất lãng phí!

Với bối cảnh như vậy, từ sự gợi ý và giúp sức của các nhà khoa học, “doanh nhân nông dân” Trần Quốc Trọng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất chế biến Thanh Long ở xã Long Trì, huyện Châu Thành đã sản xuất thành công rượu vang từ trái thanh long đầu tiên trong cả nước.

Việc vượt qua giai đoạn khởi đầu để sản xuất ra sản phẩm là đáng mừng, nhưng cũng còn không ít nỗi lo. Từ sản xuất ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn là giai đoạn cần phải vượt qua, làm sao người tiêu dùng biết và chấp nhận. Bởi thực tế cho thấy, không phải sản phẩm nông sản nào chế biến ra cũng được người tiêu dùng chấp nhận.

Bài học từ sản phẩm nước chanh giải khát hay nước cà chua cũng đi theo hướng này nhưng đã thất bại. Do vậy, nhiều người chúc mừng khi anh Trọng đã tạo ra sự đột phá trong việc chế biến từ những hàng loại thải nhưng cũng lo cho anh khi chặng đường phía trước vẫn còn chông gai, thậm chí khó khăn hơn cả giai đoạn ban đầu khi anh luôn canh cánh làm sao có thể chế biến ra sản phẩm từ các hàng thải loại của trái thanh long.


Có thể bạn quan tâm

Phòng chống dịch bệnh trên cây ăn trái Phòng chống dịch bệnh trên cây ăn trái

Ngày 22/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Tiền Giang tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL”.

23/09/2015
Trồng bí đỏ F1 Suprema và Ajuna Trồng bí đỏ F1 Suprema và Ajuna

Các giống bí đỏ Suprema, Ajuna do Cty Hai mũi tên đỏ cung cấp đã cho bà con nông dân các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng lợi nhuận khá cao.

23/09/2015
Nuôi dê phất như diều Nuôi dê phất như diều

Tại các huyện miền núi của tỉnh An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là vùng Bảy Núi.

23/09/2015
Kỹ thuật nuôi thủy sản Kỹ thuật nuôi thủy sản

Nuôi trồng thủy sản vốn nhiều rủi ro, có thể khiến nhiều người tán gia bại sản nhưng cũng giúp cho nhiều người trở nên giàu có. Vậy nguyên nhân do đâu?

23/09/2015
Vùng nuôi tôm hùm xuất hiện tảo độc Vùng nuôi tôm hùm xuất hiện tảo độc

Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) vừa quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

23/09/2015