Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Mưa Tăng Dinh Dưỡng Cho Cây Tiêu

Mùa Mưa Tăng Dinh Dưỡng Cho Cây Tiêu
Ngày đăng: 09/05/2014

Cây tiêu phát triển tốt trên đất phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, có độ pH từ 5,5 - 6,5, đất có độ dốc dưới 10% và mực nước ngầm sâu hơn 2m vào mùa mưa.

Đất cần được làm kỹ và xử lý mầm bệnh trước khi trồng. Trên đất chua cần bón vôi, lượng vôi bón khoảng 1,5 - 2 tấn/ha.

Theo khuyến cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cần chú ý đặc biệt bón phân hữu cơ (HC) cho cây tiêu, gồm phân chuồng hoai (trâu, bò, gà), phân rác mục, phân hữu cơ chế biến hoặc phân vi sinh.

Lượng phân HC (kg/trụ/năm) tùy theo chất lượng phân: Phân chuồng, phân rác năm thứ nhất bón 7 - 10kg hoặc 2kg phân HC chế biến. Năm thứ 2 và thứ 3 bón 10 – 15kg phân chuồng/phân rác hoặc 3kg phân HC chế biến. Từ năm thứ 4 trở đi bón 15kg phân chuồng/phân rác hoặc 5kg phân HC chế biến.

Thời gian và cách bón: phân chuồng hoặc phân rác mỗi năm bón một lần vào đầu mùa mưa, phân HC cơ chế biến hoặc phân vi sinh bón hai lần vào đầu và giữa mùa mưa. Đào rãnh một bên mép tán, sâu 10 - 15cm, cho phân vào và lấp đất lại, nên chú ý trong quá trình đào rãnh không làm tổn thương bộ rễ.

Với phân vô cơ thì liều lượng bón (gam/trụ/năm) như sau: Năm thứ nhất (trồng mới) 120g urea + 200g lân + 90g Kcl. Năm thứ 2 và thứ 3 bón 240g urea + 330g lân + 180g Kcl. Năm thứ 4 trở đi bón 295g urea + 425g lân + 330g Kcl. Cách bón: Sau khi trồng mới 1 - 1,5 tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali. Sau khi trồng 2 - 3 tháng bón số còn lại. Năm thứ 2 và thứ 3 bón ba lần/năm: lần 1 bón 1/3 đạm + 1/3 kali và tất cả lượng phân lân, bón vào đầu mùa mưa. Lần 2: bón 1/3 đạm + 1/3 kali, bón vào giữa mùa mưa và lần 3 bón lượng phân còn lại, bón vào cuối mùa mưa.

Từ năm thứ 4 bón bốn lần/năm. Lần 1 bón 30% đạm + 20% kali và tất cả lượng phân lân kết hợp với phân hữu cơ, bón sau khi kết thúc thu hoạch khoảng 15 - 20 ngày. Lần 2 bón 30% đạm + 30% kali vào đầu mùa mưa. Lần 3: bón 25% đạm + 30% kali, bón vào giữa mùa mưa và lần 4 bón 15% đạm + 20% kali còn lại vào cuối mùa mưa. Cách bón: đào rãnh quanh mép tán, sâu 7 - 10cm, rải phân và lấp đất.

Bổ sung phân trung lượng (Ca, Mg) và vi lượng kẽm (Zn) và Bo (B) rất cần cho cây tiêu hạn chế rụng hoa và quả non, các nguyên tố trung lượng thường có trong các loại phân bón hỗn hợp và trong phân hữu cơ. Các nguyên tố vi lượng thường có trong phân bón lá và phân HC chế biến có bán trên thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Việc Trồng Chanh Ở An Hiệp (Đồng Tháp) Hiệu Quả Kinh Tế Từ Việc Trồng Chanh Ở An Hiệp (Đồng Tháp)

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

02/11/2012
Mở Rộng Diện Tích Trái Cây Đặc Sản Phục Vụ Xuất Khẩu Mở Rộng Diện Tích Trái Cây Đặc Sản Phục Vụ Xuất Khẩu

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

10/06/2013
Nuôi Động Vật Hoang Dã Lợi Nhuận Cao Nhưng Không Dễ Nuôi Động Vật Hoang Dã Lợi Nhuận Cao Nhưng Không Dễ

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư vườn trại để nuôi động vật hoang dã. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn là cách để giảm áp lực việc săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, bảo vệ nhiều loài động vật hoang dã trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

10/09/2013
Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

30/07/2013
Nuôi Cá Chạch Lấu Lồng Bè Nuôi Cá Chạch Lấu Lồng Bè

Ông Thọ cho biết, cá chạch lấu dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên đã đầu tư nuôi mỗi bè 2.000 con. Ông thả con giống loại 200 - 300 gram/con vào tháng 5 - 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 - 3 năm sau. Thức ăn chính của cá chạch lấu là cá, tép.

03/11/2012