MTL372 - Lúa Thơm Cực Ngắn Ngày, Chống Sâu Bệnh
Trong chiến lược chọn lọc và phát triển các giống lúa cực ngắn ngày có chất lượng cao, đặc tính gạo thơm dẻo của giống là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà khoa học, luôn đi kèm song song với chọn lọc năng suất và tính kháng sâu bệnh. Gạo phẩm chất ngon hiện nay là tiêu chí hàng đầu phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế.
Tẻ thơm là giống lúa có nguồn gốc từ Campuchia, có thời gian sinh trưởng 75 ngày, được sử dụng để lai tạo. Đây là giống lúa thấp cây, có gốc bẹ màu tím đậm, gạo rất thơm khi nấu, nhưng năng suất không cao khi trồng đại trà ở ĐBSCL. Từ tổ hợp lai MTL142 và Tẻ thơm, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL đã cải tiến năng suất giống Tẻ thơm và lai tạo thành công giống lúa MTL372 với tên gốc là L264-1-4-5-2-2. Tổ hợp lai L264 được chọn lọc các thế hệ phân ly tại Đại học Cần Thơ, sau đó gửi đi trắc nghiệm năng suất ở tất cả các tỉnh ĐBSCL từ năm 2004 đến năm 2006.
Với thời gian sinh trưởng trung bình 85 ngày, giống lúa MTL372 luôn cho năng suất cao và thích nghi trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt được ưa chuộng ở hai tỉnh chuyên trồng lúa đặc sản là An Giang và Sóc Trăng. Chiều cao cây giống lúa MTL372 ở mức độ trung bình 85-90 cm rất thích nghi cho các vùng trồng lúa, mức độ nhảy chồi mạnh, không đổ ngã.
Giống lúa MTL372 luôn cho năng suất ổn định qua nhiều mùa vụ, đặc biệt thích hợp trong vụ đông xuân nhờ luôn cho số bông trên đơn vị diện tích cao. Màu lá của giống lúa này xanh nhạt, thân cứng chắc và khỏe giúp cây lúa không đổ ngã, bảo toàn năng suất cuối cùng và giảm thất thoát khi thu hoạch. Đây là loại hình giống mới đáp ứng tốt cho việc cơ giới hóa thu hoạch ở một số vùng chuyên sản xuất lúa như hiện nay.
Thừa hưởng đặc tính ngon cơm từ giống lúa Tẻ thơm, phẩm chất gạo của giống MTL372 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với hạt gạo thon dài 7 mm, gạo trong, độ bóng tốt. Khi nấu, cơm mềm, hàm lượng amylose được xác định từ 18-19%, rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng(Bảng 1). Đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng (protein) của giống lúa này rất cao, đạt trung bình 11%. Xay xát đạt tỷ lệ gạo nguyên cao và rất được thương lái ưa chuộng.
Bảng 1: Đặc tính giống lúa MTL372 so với cha mẹ
Đặc tính giống | MTL372 | MTL142 (mẹ) | Tẻ thơm (cha) |
Nguồn gốc | Viện PTĐB -ĐHCT | Viện PTĐB -ĐHCT | Campuchia |
Thời gian sinh trưởng | 90 ngày | 95 ngày | 75 ngày |
Mùa vụ thích hợp | đông xuân, hè thu | đông xuân, hè thu | đông xuân |
Chiều cao cây | 88-90 cm | 86-88 cm | 70 cm |
Số bông/m2 | 334 bông | 332 bông | 262 bông |
Năng suất | 7 tấn/ha | 7 tấn/ha | 5 tấn/ha |
Trọng lượng 1.000 hạt | 25 gam |
|
|
Phẩm chất | Gạo dài 7 mm, gạo trong, mềm cơm | Gạo dài 7,1 mm, ít bạc bụng, cứng cơm | Dạo dài 6,5 mm, cơm mềm |
Tính đổ ngã | Kháng đổ ngã | Kháng đổ ngã | Hơi bị đổ ngã |
Tính kháng sâu bệnh | Kháng cháy lá, kháng rầy nâu | Kháng cháy lá, kháng rầy nâu | Hơi nhiễm rầy nâu, cháy lá |
Thích nghi đất | Thích nghi phù sa, phèn mặn | Thích nghi phù sa, phèn mặn | Không thích nghi |
Giống MTL372 là một giống chống chịu bệnh rất ổn định qua các mùa vụ. Trước tình hình các giống lúa phổ biến hiện nay đều nhiễm bệnh đạo ôn hoặc có tính chống chịu bệnh không ổn định thì giống lúa MTL372 là một lựa chọn hiệu quả nhất để thay thế cho những giống lúa cũ đã nhiễm bệnh. MTL372 rất dễ trồng, thích nghi ở tất cả các vùng đất ở ĐBSCL. Trồng MTL372 để sản xuất nguồn nông sản chất lượng cao, gạo thơm ngon, người nông dân sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao
Có thể bạn quan tâm
Giống thanh long ruột đỏ là của viện cây ăn quả miền Nam - Long Định 1, tỉnh Tiền Giang, tác giả lai giống là nhóm thạc sỹ Oanh Yến. Cây sinh trưởng mạnh, cành to và dài. Khả năng cho hoa và đậu trái khoảng từ 6 đến 8 tháng sau khi trồng, cho quả tập trung từ tháng 3 - 10
Việc tu sửa và gia cố các tuyến đường giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là hết sức cần thiết. Một trong những cách gia cố đơn giản và hiệu quả đó là trồng cỏ Vetiver. Vì cỏ Vetiver hạn chế rất nhiều khả năng sạt lở, sói mòn đất trên các taluy giao thông. Đặc biệt, cỏ Vetiver đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa phát triển, góp phần phục hồi nhanh chóng cảnh quang tự nhiên và nhanh chóng ổn định taluy đường giao thông. Trong khuôn khổ của bài viết này xin được giới thiệu v
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm vừa chọn tạo thành công và đưa vào sản xuất đại trà giống khoai lang KB4. Đây là giống khoai lang được chọn tạo từ quần thể hạt lai giữa 2 giống Shiro-yutaka và Hi-starch của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Nhật Bản thực hiện năm 1998.
Cty Advanta Việt Nam vừa phối hợp với Trạm KN- KN U Minh Thượng (Kiên Giang) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa lai F1 PAC 807 sản xuất trên nền đất lúa tôm (một vụ tôm, một vụ lúa). Qua thực tế sản suất cho thấy, giống lúa này có tính thích nghi tốt, cho năng suất cao hơn hẳn so với giống lúa mùa địa phương.
Hiện nay, bên cạnh các giống bí đỏ F1-125, F1-979, giống bí F1-868 đang được người dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất đại trà. Với đặc trưng dễ trồng, dễ chăm bón, ít tốn công, hiệu quả kinh tế cao, giống bí F1-868 đang từng bước giúp người dân địa phương nâng cao đời sống.