Trang chủ / /

Giống Ngô Lai SSC557

Giống Ngô Lai SSC557
Ngày đăng: 01/09/2011

Mèo Vạc là một trong bốn huyện thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có diện tích gieo trồng trên 18.000 ha.

Ngô là cây trồng chính và là cây lương thực quan trọng nhất của huyện, nhưng sản xuất ra mới đủ tiêu dùng, không có ngô hàng hoá. Đã thế năng suất ngô ở đây thấp; tỉ lệ ngô lai chưa cao. Theo báo cáo sơ kết sản xuất nông nghiệp của huyện năng suất ngô trung bình vụ xuân 2010 đạt 28,9 tạ/ha, ngô thâm canh đạt 30,8 tạ/ha, thấp hơn nhiều so năng suất bình quân cả nước. Diện tích gieo trồng ngô vụ xuân 2011 là 7.206 ha trong đó ngô lai mới chiếm khoảng 45% diện tích.

Bà Hoàng Thị Chính - Phó Trưởng trạm Khuyến nông Mèo Vạc cho biết, chủ trương của huyện là mở rộng diện tích ngô lai ngắn ngày năng suất cao trên cơ sở đó tăng diện tích hai vụ nhất là dưới chân núi. Cùng với việc tuyên truyền vận động nông dân giảm diện tích ngô địa phương, việc tăng cường trồng trình diễn các giống ngô lai đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện nay mới chỉ có vài giống ngô lai được huyện đưa vào cơ cấu. Việc triển khai được một điểm trình diễn ở đây thật không đơn giản do nông dân chưa tin giống mới, chỉ quen trồng giống cũ, trình độ dân trí thấp cán bộ khuyến nông phải bắt tay chỉ việc. Vụ xuân năm 2011, Cty CP Giống cây trồng miền Nam đã kết hợp với Trạm Khuyến nông Mèo Vạc trồng trình diễn giống ngô lai đơn SSC557 tại xóm Sủng Nhì, xã Sủng Máng.

Để đánh giá kết quả của mô hình, bà con cùng nhau thu hoạch, tẽ hạt, cân đong đo đếm thực tế năng suất đạt 84 tạ/ha trong khi đó năng suất bình quân toàn xã vụ xuân 2010 chỉ đạt 26,6 tạ/ha. Báo cáo tổng kết mô hình trình diễn giống SSC557 nêu những ưu điểm của giống là dễ tính, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn hơn ngô địa phương gần hai tháng, thấp cây chống đổ tốt, độ cao đóng bắp thấp không tốn công thu hoạch.

Nói về giống SSC557 ông Tề Văn Lâm, Phó Chủ tịch UNBND xã Sủng Máng, người trực tiếp triển khai mô hình trình diễn nhận xét giống SSC557 chịu hạn, thích hợp với vùng trung du miền núi, có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 105 đến 110 ngày, độ đồng đều cao, dạng hạt bán đá màu vàng cam đẹp được nông dân ưa thích.


Có thể bạn quan tâm

Giống Dâu Lai F1- VH15 Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Giống Dâu Lai F1- VH15 Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Giống dâu F1- VH15 có nhiều đặc điểm vượt trội. Lá dâu F1- VH15 có chiều dài trung bình từ 25 – 35cm. Đây là kích thước lớn gấp đôi so với lá của giống dâu thông thường ở địa phương. Bên cạnh đó, dâu lai F1 VH15 trồng bằng hạt, có bộ rễ cắm sâu vào mặt đất từ 4-5 m.

12/03/2012
Hoa Loa Kèn Chịu Nhiệt Hoa Loa Kèn Chịu Nhiệt

Vừa qua, tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã tổ chức hội thảo tham quan, đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây hoa loa kèn chịu nhiệt”.

09/03/2012
DT22 Vượt Dốc, Leo Đồi DT22 Vượt Dốc, Leo Đồi

Sau khi “thu phục” nông dân ĐBSH với năng suất không thua kém lúa tẻ và chất lượng sánh ngang nếp cái hoa vàng, DT22 tiếp tục làm cuộc di cư ngoạn mục lên “thánh địa” lúa nếp của miền núi phía Bắc là các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang…

12/03/2012
Giống Đậu Nành, Đậu Phộng Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu Giống Đậu Nành, Đậu Phộng Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Viện lúa ĐBSCL vừa tổ chức hội thảo đánh giá mô hình các giống đậu nành, đậu phộng thích ứng biến đổi khí hậu. Gần 80 đại biểu của Sở NN- PTNT, Trung tâm giống, Trung tâm Khuyến nông... các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai tham dự.

14/03/2012
Trồng Cỏ Sả Trồng Cỏ Sả

Cỏ sả có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau ở An Giang, chịu được khí hậu hạn hán và khô, nhờ hệ thống rể mọc sâu và rộng. Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước

05/11/2011