Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học
Ngày đăng: 02/05/2015

1. Chọn con giống

Giống gia cầm đưa vào nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được mua từ các cơ sở sản xuất con giống an toàn dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.

Gia cầm mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần ở chuồng riêng để theo dõi, nếu không có dấu hiệu dịch bệnh mới cho nhập đàn. Trước khi nhập đàn cần tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch tả…

2. Kiểm soát chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi phải xây dựng riêng biệt, xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư ít nhất 200m, cách xa nguồn nước sử dụng của cộng đồng và được đặt ở cuối hướng gió.

Chuồng trại xây dựng cao ráo, thoát nước tốt, không bị mưa tạt gió lùa, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, diện tích và mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi dưỡng phát triển của đàn gia cầm; có tường rào bao quanh nhằm đảm bảo kiểm soát được người ra vào, ngăn chặn động vật truyền bệnh (chuột, chim…) từ ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

3. Thức ăn và nước uống cho gia cầm.

Thức ăn cho gia cầm phải được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín hoặc nếu tự phối trộn thì thức ăn phải đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng, cân đối phù hợp cho từng loài gia cầm, từng giai đoạn nuôi và hướng sản xuất. Thức ăn phải còn hạn sử dụng và được bảo quản đúng quy định không bị ẩm mốc, không chứa độc chất gây hại.

Nước uống phải sạch và được cung cấp đầy đủ. Nguồn nước uống nên sử dụng là nước máy hoặc nước giếng khoan đã qua xử lý loại thải vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng và các chất hữu cơ gây hại.

4. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh

Đàn gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm theo quy định bắt buộc của ngành thú y: Đối với gà tiêm phòng các bệnh: Đậu, Gumboro, dịch tả, cúm gia cầm. Vịt, ngan tiêm vắc xin dịch tả vịt, cúm gia cầm. Sử dụng các hóa dược dự phòng các bệnh ký sinh trùng cho đàn gia cầm như: bệnh cầu trùng gà, bệnh sán lá đường tiêu hóa ngan, vịt….

Định kỳ vệ sinh quét dọn chuồng trại, phun thuốc sát trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi hàng tuần.

5. Xử lý chất thải.

Các chất thải trong chăn nuôi gia cầm như: thức ăn dư, phân chất độn chuồng, nước thải được tập trung để xử lý diệt mầm bệnh bằng hóa chất, hố ủ sinh học, biogas trước khi loại thải ra môi trường để đảm bảo an toàn môi trường và an toàn dịch bệnh.

6. Cách ly, kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi

Nuôi riêng biệt từng loại gia cầm theo từng giai đoạn sản xuất, mỗi chuồng nuôi phải có dụng cụ riêng.

Trong chăn nuôi thương phẩm nên thực hiện “cùng nhập cùng xuất”. Sau mỗi lứa xuất gia cầm phải vệ sinh chuồng nuôi, sát trùng chuồng trại và để trống chuồng nuôi 2 đến 3 tuần trước khi lên kế hoạch nhập đàn gia cầm mới.


Có thể bạn quan tâm

Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

24/09/2012
Dứa Giảm Giá Tệ Hại Dứa Giảm Giá Tệ Hại

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…

12/03/2012
Tỷ Phú Tôm Trắng Tay Sau 5 Năm Tích Lũy Tỷ Phú Tôm Trắng Tay Sau 5 Năm Tích Lũy

Đến nay, các giải pháp ngăn chặn trước thực trạng tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có hiệu quả. Khi các cơ quan chức năng đang loay hoay truy tìm nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi tôm hàng trăm tỷ đồng.

30/05/2012
Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi "Kép"

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn, xã Đức Lân (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã thu hút 24 hộ dân tham gia với 7/18 ha được chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá, cá - lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tăng thu nhập cho nông dân (lãi ròng từ 8 - 12 triệu đồng/vụ), mà cách thâm canh này cũng giúp môi trường nước được cải thiện.

26/09/2012
Ấn Tượng Cao Su Bà Rịa - Kampong Thom Ấn Tượng Cao Su Bà Rịa - Kampong Thom

Sau 3 năm trồng cao su ở Campuchia, đến nay Cty TNHH Phát triển cao su Bà Rịa–Kampong Thom đã định hình được 2 nông trường Outuek Thla và OuThum với DT trên 5.500 ha tại huyện Santuk, tỉnh Konpongthong, trong đó có 685 ha vào năm 2014 sẽ tiến hành khai thác...

13/03/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.