Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học
Publish date: Saturday. May 2nd, 2015

1. Chọn con giống

Giống gia cầm đưa vào nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được mua từ các cơ sở sản xuất con giống an toàn dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.

Gia cầm mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần ở chuồng riêng để theo dõi, nếu không có dấu hiệu dịch bệnh mới cho nhập đàn. Trước khi nhập đàn cần tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch tả…

2. Kiểm soát chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi phải xây dựng riêng biệt, xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư ít nhất 200m, cách xa nguồn nước sử dụng của cộng đồng và được đặt ở cuối hướng gió.

Chuồng trại xây dựng cao ráo, thoát nước tốt, không bị mưa tạt gió lùa, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, diện tích và mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi dưỡng phát triển của đàn gia cầm; có tường rào bao quanh nhằm đảm bảo kiểm soát được người ra vào, ngăn chặn động vật truyền bệnh (chuột, chim…) từ ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

3. Thức ăn và nước uống cho gia cầm.

Thức ăn cho gia cầm phải được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín hoặc nếu tự phối trộn thì thức ăn phải đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng, cân đối phù hợp cho từng loài gia cầm, từng giai đoạn nuôi và hướng sản xuất. Thức ăn phải còn hạn sử dụng và được bảo quản đúng quy định không bị ẩm mốc, không chứa độc chất gây hại.

Nước uống phải sạch và được cung cấp đầy đủ. Nguồn nước uống nên sử dụng là nước máy hoặc nước giếng khoan đã qua xử lý loại thải vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng và các chất hữu cơ gây hại.

4. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh

Đàn gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm theo quy định bắt buộc của ngành thú y: Đối với gà tiêm phòng các bệnh: Đậu, Gumboro, dịch tả, cúm gia cầm. Vịt, ngan tiêm vắc xin dịch tả vịt, cúm gia cầm. Sử dụng các hóa dược dự phòng các bệnh ký sinh trùng cho đàn gia cầm như: bệnh cầu trùng gà, bệnh sán lá đường tiêu hóa ngan, vịt….

Định kỳ vệ sinh quét dọn chuồng trại, phun thuốc sát trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi hàng tuần.

5. Xử lý chất thải.

Các chất thải trong chăn nuôi gia cầm như: thức ăn dư, phân chất độn chuồng, nước thải được tập trung để xử lý diệt mầm bệnh bằng hóa chất, hố ủ sinh học, biogas trước khi loại thải ra môi trường để đảm bảo an toàn môi trường và an toàn dịch bệnh.

6. Cách ly, kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi

Nuôi riêng biệt từng loại gia cầm theo từng giai đoạn sản xuất, mỗi chuồng nuôi phải có dụng cụ riêng.

Trong chăn nuôi thương phẩm nên thực hiện “cùng nhập cùng xuất”. Sau mỗi lứa xuất gia cầm phải vệ sinh chuồng nuôi, sát trùng chuồng trại và để trống chuồng nuôi 2 đến 3 tuần trước khi lên kế hoạch nhập đàn gia cầm mới.


Related news

Giá Hải Sản Tươi Sống Tăng Vọt Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) Giá Hải Sản Tươi Sống Tăng Vọt Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Những ngày đầu xuân mới Quý Tỵ, giá các mặt hàng hải sản tươi sống tại huyện đảo Lý Sơn bất ngờ tăng vọt vì lượng cung không đủ cầu.

Friday. February 15th, 2013
1.500 Ha Lúa Bị Mất Trắng Do Ngập Nước 1.500 Ha Lúa Bị Mất Trắng Do Ngập Nước

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Thursday. August 15th, 2013
Cá Tầm “Lạ” Giá Rẻ Trên Thị Trường - Không Biết Từ Đâu Ra Cá Tầm “Lạ” Giá Rẻ Trên Thị Trường - Không Biết Từ Đâu Ra

Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.

Saturday. July 6th, 2013
Làm Giàu Nhờ Sản Xuất Kết Hợp Với Chăn Nuôi Làm Giàu Nhờ Sản Xuất Kết Hợp Với Chăn Nuôi

Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Friday. February 15th, 2013
330ha Nhãn Bệnh Chổi Rồng Đã Phục Hồi 330ha Nhãn Bệnh Chổi Rồng Đã Phục Hồi

Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.

Thursday. August 15th, 2013