Một số lưu ý sản xuất vụ Đông năm 2022

Bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông dự báo có khoảng 09 - 11 cơn, trong đó có khoảng 04 - 06 cơn bão khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, đề phòng xảy ra mưa bão dồn dập trong các tháng cuối năm 2022. Cụ thể:
Ở khu vực Bắc bộ, nhiệt độ trung bình tháng 8 - 9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,50C, tháng 10/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 11 - 12/2022 phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,50C, tháng 01/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Lượng mưa tháng 8 - 10/2022 ở mức cao hơn TBNN từ 5 - 30%, tháng 11/2022-01/2023 ở mức thấp hơn TBNN từ 20 - 50%.
Như vậy, vụ Đông năm 2022 được dự báo sẽ diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, cực đoan, không khí lạnh có thể về sớm, mưa bão dồn về cuối năm, trong khi đó giá vật tư, phân bón chưa “hạ nhiệt”, lúa mùa năm nay trỗ bông muộn hơn so với cùng kỳ nhiều năm từ 5 – 7 ngày. Vì vậy để chủ động giành vụ Đông thắng lợi cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các địa phương căn cứ vào diện tích thu hoạch lúa Mùa xây dựng kế hoạch sản xuất một cách linh hoạt và sáng tạo; sản xuất phải gắn với thị trường, chủ động tìm hiểu, tìm kiếm đầu ra.
- Quy hoạch gọn vùng, tổ chức sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn để thuận tiện tưới tiêu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí sản xuât, công lao động và bao tiêu sản phẩm được dễ dàng.
- Đa dạng các nhóm cây trồng vụ Đông, đặc biệt chú ý trồng rải vụ với cây rau nhằm giảm áp lực tiêu thụ và đảm bảo rau phục vụ tết Nguyên đán. Ưu tiên các giống cây vụ Đông ít phụ thuộc thời vụ để trồng như: Trồng bí rau, bí thu quả non,... Hoặc chuyển sang trồng các cây rau màu ưa lạnh như: Khoai tây, cải bắp, su hào,…
- Chuẩn bị hạt giống, củ giống thuộc nhóm cây ưa lạnh để gieo trồng thay thế trong trường hợp mưa bão xảy ra gây chết cây.
- Bố trí theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm cây:
+ Với nhóm cây ưa ấm như cây ớt, bí, ngô… gieo trồng được càng sớm càng tốt, kết thúc trước 10/10.
+ Với nhóm cây ưa lạnh như khoai tây, su hào, bắp cải… gieo trồng sau 10/10, riêng cây khoai tây trồng tập trung từ 15/10 - 05/11. Không nên trồng quá muộn vì thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, âm u mưa phùn bệnh hại phát triển, tích luỹ về củ chậm, kéo dài thời gian sinh trưởng ảnh hưởng đến năng suất và thời vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2023.
- Chủ động tiêu thoát nước sớm, thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa Mùa sớm, chuẩn bị cây con (làm bầu) để có thể trồng ngay sau thu hoạch lúa. Hoặc tùy từng loại cây định trồng có thể cắt 2 - 3 hàng lúa tạo ụ đất để đặt bầu trước.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sâu bệnh hại để có phương án khắc phục và phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
* Lưu ý, đối với cây con cần:
+ Che phủ nilon cho cây con trong bầu, gieo bổ sung lượng cây con để dự phòng;
+ Làm luống cao, cày rãnh sâu tạo đường thoát nước tốt;
+ Tận dụng rơm, rạ, bèo bồng để ủ gốc, tránh gặp mưa bị trôi đất, dí gốc;
+ Sau các đợt mưa khẩn trương thoát nước và phun thuốc phòng bệnh cho cây.
Có thể bạn quan tâm

Trước khi xây dựng NTM, huyện Đan Phượng đã đạt bình quân 10 tiêu chí/xã, trong đó hệ thống hạ tầng đã cơ bản đạt chuẩn. Đây là tiền đề quan trọng để huyện sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trở thành huyện NTM đầu tiên và duy nhất cho đến nay của TP.Hà Nội.

Sau khi Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN công bố Chương trình “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”, rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp gọi điện liên hệ với Ban tổ chức về việc làm thế nào để được công nhận là “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”.

“Gần 20 năm nay chúng tôi đã dùng các sản phẩm của phân bón Lâm Thao trên nương, vườn của mình. Chất lượng của phân bón Lâm Thao rất tốt và giá cả cùng hợp lý. Hệ thống phân phối sản phẩm lại trải rộng ở nhiều nơi nên thuận lợi cho nông dân. Chính gia đình tôi cũng thoát nghèo và trở nên giàu có nhờ chuyển đổi cây trồng và bón phân Lâm Thao đấy”.

Đó là một trong những kết luận được rút ra trong các chuyến khảo sát ở một số địa phương do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức nhằm thực hiện Nghị quyết số 06 –NQ/HND ngày 25.7.2006 của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN “Về đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ của Hội NDVN góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.

Ngay khi đề án “Cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2014-2020” được Chính phủ phê duyệt, nhiều người hoài nghi cho một cuộc chơi sâm Ngọc Linh – giấc mơ ngàn tỷ ở nóc nhà miền Nam. Cần đến 9.000 tỷ đồng, vốn ấy ở đâu ra?