Một Số Giống Khoai Lang Mới
Với mục đích tuyển chọn các giống khoai lang chuyên làm rau xanh, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ và các cộng tác viên thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã chọn tạo được 3 giống khoai lang rau cho năng suất cao.
Khoai lang rau KLR1
Dạng thân nửa bò, màu xanh; lá xanh có 3 thùy nông, gân mặt dưới hơi tím; cuống lá xanh, dài và dày, ngọn không lông, tỷ lệ cuống/ngọn 59%; vỏ củ trắng ngà, thịt củ trắng.Số ngọn/cây/vụ 11 - 17 ngọn, năng suất thực thu của ngọn lá 2,7kg/m2/vụ.
Khoai lang rau KLR3
Dạng thân thẳng đứng, không leo, đốt thân ngắn, không có lông tơ trên ngọn; lá mảnh, xẻ thùy sâu với 3 - 5 thùy; thân lá màu xanh đậm; cuống xanh đậm, mập, ngắn; tỷ lệ cuống/ngọn 56,4%; vỏ củ đỏ, thịt củ trắng.
Số ngọn/cây/vụ 15 - 28 ngọn; năng suất thực thu của ngọn lá 2,9 - 3kg/m2/vụ. Chống chịu rét tốt.
Khoai lang KLR5
Thân, lá màu xanh mốc. Dạng thân nửa bò, không leo, lông ở ngọn ít. Lá nhỏ xẻ thùy trung bình với 3 - 5 thùy; cuống lá xanh, thon và ngắn; tỷ lệ cuống/ngọn 50%.Số ngọn/cây/vụ 20 - 33 ngọn; năng suất thực thu 3,2kg/m2/vụ. Vỏ củ hồng, thịt trắng. Màu sắc ngọn sau luộc xanh, hấp dẫn và ngon. Giống thích nghi cao với môi trường khó khăn.
Kỹ thuật trồng Có thể trồng các giống khoai lang rau quanh năm; năng suất cao nhất vào vụ xuân hè (trồng tháng 2 - 3) và hè thu (trồng tháng 6 - 7).
Làm đất sơ bộ, sạch cỏ rồi lên luống thấp, rộng 1,2 - 1,5m. Mật độ trồng 10 - 15 dây/m2.
Phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m2): 300 - 500kg phân hữu cơ, 10kg supe lân, 4kg kali, 6kg urê. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, lân và kali. Phân đạm để bón thúc 4 - 5 lần.Sau khi trồng 25 - 30 ngày có thể thu hoạch lứa đầu tiên, sau đó định kỳ 7 - 10 ngày cắt ngọn rau một lần. Thời gian thu hoạch 99 - 100 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Với mục đích tuyển chọn các giống khoai lang chuyên làm rau xanh, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ và các cộng tác viên thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã chọn tạo được 3 giống khoai lang rau cho năng suất cao.
1. Thời vụ: Có thể trồng các giống khoai lang rau quanh năm nhưng trồng cho cho năng suất cao nhất vào vụ Xuân hè (Trồng tháng 2-3) và Hè thu( trồng tháng 6-7). 2. Chọn và chuẩn bị đất trồng:
Bệnh còn được gọi là bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh chủ yếu hại lá, thường gây hại từ khi mới trồng cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, đất ẩm ướt và vào giai đọan cuối sinh trưởng của cây. Trên lá có những vết tròn hoặc vết có góc cạnh (khi vết bệnh xuất hiện gần các gân lá) có màu nâu hoặc đen, có kích thước độ 1cm hoặc lớn hơn. Vết bệnh hơi lõm xuống,có viền rất rõ và có những vòng đồng tâm, vết bệnh thường bị khô nứt ở giai đoạn sau, cả lá bị vàng hoặc khô cháy đi. Đôi khi vết bệnh cũng xuất hiện trên củ dưới dạng các vết màu nâu đen với đường kính 1cm.
Khoai lang thường được nhân giống vô tính bằng chồi củ giống và bằng hom giống của dây sau khi thu hoạch củ từ vụ trước. Ngoài các yếu tố về đất đai, thời vụ, phân bón, kỹ thuật canh tác, đặc điểm giống… thì độ dài, chất lượng hom giống và cách trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ.
2. Kỹ thuật trồng khoai lang Kỹ thuật trồng và chăm sóc Đất: khoai lang yêu cầu trồng ở đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống hẹp từ 0,9-1,1m, cao từ 35-45cm. Làm đất, bỏ phân, lên luống cần tạo rãnh nông ở giữa để trồng dây. Phân bón: Phân chuồng bón từ 10-15 tấn/ha. Phân hóa học: có thể dùng phân tổng hợp NPK: 30N:40P2O5:60K2O; mức cao hơn NPK theo tỷ lệ: 60N:80P2O5:100K2O cho 1 ha.