Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans

Vọp là động vật thân mềm hai mảnh vỏ được nhiều người ưa chuộng và có giá trị kinh tế không thua kém các loại khác, như: nghêu, sò…
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác vọp quá mức, khai thác rừng ngập mặn (nơi phân bố tự nhiên của vọp) để nuôi các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế, như: tôm, cua,… làm cho nguồn lợi vọp bị cạn kiệt và không còn khả năng phục hồi. Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã điều tra, khảo sát và chọn 25 điểm thuộc 3 huyện ven biển, gồm: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, thử nghiệm thả nuôi vọp trong ao đất và trong rừng ngập mặn. Theo đó, nhóm tác giả đã xây dựng được 2 mô hình ương và nuôi thương phẩm vọp ở xã Thạnh Hải cho 4 hộ dân tham gia với số lượng vọp giống thả là 36.000 con. Tỷ lệ sống trung bình của vọp trong ao đất là 55,5%, trong rừng ngập mặn là 82,7%. Sau 12 tháng nuôi, kích thước vọp đạt 18 - 20 con/kg. Tổng sản lượng vọp thu được là 1.392kg (trong ao 606kg và rừng ngập mặn là 786kg).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác vọp hàng năm ở Bến Tre là 6,3 tấn, vọp là loài bổ sung nguồn lợi chậm, để bảo đảm tính bền vững thì sản lượng khai thác cho phép là 50% của trữ lượng hiện tại. Với sản lượng khai thác vọp hiện nay, vượt khoảng 1,3 tấn/năm.
Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi vọp, như: Khai thác hợp lý, không khai thác vọp ở kích thước nhỏ hơn 30mm, không khai thác vọp vào mùa sinh sản (từ tháng 2 - 5 và tháng 8 - 10), nghiên cứu sản xuất giống và các biện pháp kỹ thuật nuôi thương phẩm để đưa vọp thành đối tượng nuôi, nhằm giảm áp lực khai thác và khôi phục nguồn lợi vọp; có giải pháp quy hoạch và quản lý hợp lý;…
Hội đồng thống nhất nghiệm thu và xếp loại khá cho đề tài.
Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang có nhiều nông sản có thế mạnh cạnh tranh, tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật sản xuất của người dân còn yếu. Từ đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học tiên tiến chưa nhiều, đúng quy trình nên sản phẩm làm ra chưa đồng đều về chất lượng, năng suất chưa cao. Việc giúp nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến là một vấn đề cần thiết.

Cơ sở để VASEP đưa ra dự báo trên là căn cứ vào tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay đã đạt 2,86 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.