Một Số Điểm Cần Lưu Ý Khi Thả Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Đối với những người đã từng nuôi tôm sú, thì khi chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng hầu như không gặp trở ngại nếu nuôi mật độ 50-60 con/m2. Tuy nhiên từ mật độ 70-100 con/m2 trở lên đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị tốt kỹ năng từ khâu chuẩn bị ao hồ đến chăm sóc tôm nuôi. Chẳng hạn:
1/ Quyết định thành bại vẫn là con giống sạch bệnh. Điều này gặp nhiều trở ngại giống như đã gặp đối với tôm sú.
2/ Ao hồ phải xử lý tốt và khu vực nuôi có nguồn nước bảo đảm (nước giếng khoan tôm chậm lớn hơn); môi trường khu vực nuôi không có tôm nuôi các loại bị dịch bệnh.
3/ Tuy tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn và sức đề kháng cao nhưng về bệnh của tôm nuôi thông thường cũng dễ gặp như ở nuôi tôm sú. Đặc biệt có thể lây từ tôm các loại sang bệnh đốm trắng đầu vàng (Taura) không có khả năng chữa trị.
4/ Điểm khác biệt của thị trường các chợ bán lẻ hiện nay là tôm thẻ nuôi số lượng ít khó bán vì người dân hiện vẫn chuộng tôm sú. Đối với nuôi tôm sú khi bị sự cố ao nuôi phải bán tháo khi tôm còn nhỏ cũng không khó khăn nhưng ngược lại với tôm thẻ chân trắng điều này là không dễ.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Txomin Azpeitia Badiola (chuyên gia công nghệ nuôi trồng thủy sản), trong thập niên vừa qua, công nghệ cho ăn tự động đã được ứng dụng rộng rãi tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, đặc biệt phát triển mạnh tại Thái Lan - quốc gia nổi tiếng về nuôi tôm thâm canh với mật độ cao. Lần đầu tiên, máy cho tôm ăn tự động Blue Aqua đã ra đời tại Thái Lan, mang lại nhiều lợi ích cho nghề nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.

Vi khuẩn gây bệnh ở cá chủ yếu là vi khuẩn gram âm, thường gặp là Edwardsiella ictaluri, Speudomonas spp, Aeromonas spp, Flexibacter columnaris… Các vi khuẩn này đều chịu tác động của kháng sinh khi điều trị.

Hội chứng chết sớm ở tôm nuôi (EMS) đã gây ảnh hưởng lớn cho nghề tôm châu Á (từ năm 2009) và Mexico (năm 2013). Gần đây, tác nhân gây bệnh đã được xác định là một chủng Vibrio parahaemolyticus.

Những mô hình nuôi kết hợp cá và tôm nước lợ có tên là "mô hình nuôi nước xanh" đã được thực hành trong 15 năm qua tại Philippin - nơi mà đa số người nuôi tôm áp dụng mô hình nuôi quảng canh, đa đối tượng (như: nuôi kết hợp tôm với cá măng, cua với cá rô phi).