Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (Phần 2)

Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (Phần 2)
Tác giả: BSTY. Nguyễn Thị Dịu
Ngày đăng: 28/02/2019

Mùa hè thời tiết oi bức, nắng nóng nhiệt độ thường duy trì ở các ngày đều duy trì ở mức cao, đó là những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao. Gia súc, gia cầm thường ăn kém, ốm yếu, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất thịt, trứng giảm. Các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, viêm phổi, tụ huyết trùng, dại…dễ phát sinh. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, bà con cần thực hiện một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm như sau:

1. Chống nóng chuồng nuôi

Nếu hệ thống chuồng nuôi là chuồng kín cần lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt điện, quạt thông gió và dàn làm mát, nên đặt quạt thông gió ở ngang tầm lưng của gia súc, không nên treo quạt trên trần nhà vì gió thổi từ mái chuồng xuống dưới gia súc là khí nóng (chuẩn bị máy phát điện để phòng những lúc mất điện).

Nếu hệ thống chuồng hở nên có phên che, rèm che chống nắng xung quanh chuồng nuôi. Dùng lưới đen che chắn, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt độ.

2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi trong những ngày nắng nóng

* Đối với đàn trâu, bò, dê:

- Chăn thả gia súc vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn: Buổi sáng 6 giờ thả, 8 giờ về; buổi chiều 4 giờ thả, 6 giờ về. Nên buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.

- Mật độ nuôi nhốt đối với trâu bò thịt: 5 - 6 m2/con; dê 1,8 - 2 m2/con.

- Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30 - 35 kg thức ăn thô xanh, 0,5 - 1 kg thức ăn tinh, 20 - 30 gam muối ăn, nên tắm trải cho trâu bò 1 - 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể. Tăng cường diệt ve, mòng trên thân trâu bò, nền chuồng và bãi chăn.

* Đối với đàn lợn:

- Giảm mật độ nuôi nhốt: Với lợn nái 3 - 6 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con. Đặc biệt với nước uống cần cho lợn uống đủ nước sạch: nhu cầu nước uống cho lợn con là 0,5 lít/con/ngày, lợn thịt từ 10 – 15 lít/con/ngày, lợn nái chửa, nuôi con từ 18 – 40 lít/con/ngày, bổ sung Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải... để  giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng. Tắm cho lợn 1 - 2 lần/ngày.

- Tăng cường chăm sóc lợn nái, lợn con theo mẹ.

* Đối với đàn gia cầm:

 Cho gà ăn sớm, ăn xong treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi. Giảm độ dày đệm lót chuồng. Giảm mật độ nuôi cũng có tác dụng giảm nhiệt độ chuồng nuôi:

+ Đối với gà con: úm 50 - 60 con/m2

+ Đối với gà 0,5 - 1 kg: nhốt 8 - 12 con/m2

+ Đối với gà 2 - 3 kg: nhốt 3 - 5 con/m2.

-  Nếu thời tiết quá nóng có thể thả gà ra vườn dưới gốc cây quanh chuồng.

- Cung cấp nước sạch, mát, cho uống tự do.

- Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh.

- Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… cho ăn các loại cám chất lượng tốt.

3. Công tác vệ sinh thú y

Cần thực hiện các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học:

- Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, thu gom phân đưa vào hố chứa phân rắc vôi bột trên bề mặt và đậy nắp. Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin theo qui định của thú y:

+ Với đàn lợn tiêm phòng các loại vacxin: phó thương hàn, dịch tả, tụ dấu... Phòng chống bệnh viêm phổi lợn trong mùa hè.

+ Với đàn gia cầm tiêm phòng các loại vacxin: Newcastle, cúm, dịch tả vịt, tụ huyết trùng…

+ Với đàn trâu, bò tiêm phòng các loại vacxin: lở mồm long móng, tụ huyết trùng ....

+ Với đàn chó mèo tiêm phòng vacxin dại.... để tăng khả năng miễn dịch chủ động chống lại các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập đàn vật nuôi.

- Hàng ngày quan sát và theo dõi trạng thái, sức khỏe của đàn vật nuôi phát hiện khi đàn vật nuôi có biểu hiện bất thường như ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy, phải tách ngay ra khỏi đàn, xử lý và điều trị kịp thời. Đồng thời báo cho thú y cơ sở hoặc chính quyền địa phương để xử lý, tránh lây lan dịch bệnh ra diện rộng.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống

Hiện nay, theo quy định, khi phát hiện bệnh cúm gia cầm của một cơ sở chăn nuôi thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải bị tiêu huỷ và tiêu độc, không điều trị

28/02/2019
Kỹ thuật thâm canh giống mè đen 2 vỏ Bình Thuận Kỹ thuật thâm canh giống mè đen 2 vỏ Bình Thuận

Mè hay còn gọi là cây vừng (tên khoa học là Sesamum indicum L.) là cây chịu hạn rất tốt, có thể trồng và sinh trưởng trên các loại đất khác nhau

28/02/2019
Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (Phần 1) Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (Phần 1)

Để chống nóng cho đàn vật nuôi bà con cần áp dụng tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

28/02/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.