Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (Phần 1)

Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (Phần 1)
Tác giả: Trần Văn Luận
Ngày đăng: 28/02/2019

Để chống nóng cho đàn vật nuôi bà con cần áp dụng tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

* Thực hiện tốt giải pháp chống nóng chuồng nuôi

Sử dụng lưới đen, bạt và 1 số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng để tạo sự thoáng mát, nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

Thiết kế hệ thống giàn phun mưa, phun nước trực tiếp lên mái chuồng nuôi vào những thời điểm nắng nóng cao độ trong ngày (từ 11h trưa đến 16h chiều).

Bên trong chuồng tăng cường quạt điện nhằm thổi hơi nóng, khí độc sinh ra từ chất thải vật nuôi ra bên ngoài chuồng nuôi. Chú ý lắp quạt ngang tầm lưng gia súc, không treo quạt từ trên trần thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc.

Đối với kiểu chuồng kín bà con tăng cường hệ thống quạt thông gió, kiểm tra giàn mát bằng hơi nước để ổn định nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi. Chủ động hệ thống máy phát điện dự phòng để phòng mất điện.

Gà nuôi trên nền đệm lót vi sinh bà con cần làm đệm lót mỏng hơn so với ngày thường, nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm, đồng thời tăng thêm sào đậu cho gà.

* Thực hiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý bằng cách

Giảm mật độ nuôi nhốt vật nuôi. Đối với gà giai đoạn úm 45-50 con/m2, gà từ 0,5-1 kg: 20-25 con/m2, gà 2-3 kg: 6-8 con/m2. Thời tiết nóng quá nên thả gà ra vườn, gốc cây xung quanh chuồng. Đối với lợn: Lợn nái 3-4m2/con, lợn thịt 2m2/con. Tắm mát cho lợn 1-2 lần/ngày.

Với trâu bò: Chăn thả vào sáng sớm và chiều mát. Nên buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi. Tắm trải cho trâu bò 2- 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt độ cơ thể.

Tăng số lượng máng uống, cung cấp đủ nước mát, sạch cho vật nuôi, tốt nhất có máng uống tự động, đồng thời bổ sung thêm vitamin C, đường glucose nhằm giảm nhiệt độ cơ thể, nâng cao sức đề kháng vật nuôi

Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý, giảm thức ăn tinh để hạn chế sinh nhiệt, cho vật nuôi ăn vào lúc trời mát hoặc ban đêm để tăng khả năng thu nhận thức ăn. Hạn chế vận chuyển vật nuôi khi trời nắng nóng, nếu vận chuyển vật nuôi đi xa thì cần có phương tiện chuyên dụng và mật độ hợp lý, thường xuyên dừng nghỉ và bổ sung nước uống cho vật nuôi.

* Tăng cường công tác vệ sinh thú y

Tăng số lần thu dọn, vệ sinh chất thải trong chuồng để giảm sức nóng, khí độc sinh ra từ quá trình phân giải chất thải. Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ.

Phun thuốc sát trùng chuồng trại nhằm tiêu diệt mầm bệnh lây lan, đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vac xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm vật nuôi có dấu hiện bất thường để cách ly theo dõi và điều trị kịp thời. Khi có vật nuôi bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát, cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Thiết kế hệ thống sưởi nền trong chăn nuôi Thiết kế hệ thống sưởi nền trong chăn nuôi

Qua nhiều lần cải tiến, đến nay, mô hình đốt sưởi này đã tương đối phù hợp cho chăn nuôi nông hộ, đây là phương pháp tiết kiệm chi phí và rất ít ảnh hưởng

28/02/2019
Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống

Hiện nay, theo quy định, khi phát hiện bệnh cúm gia cầm của một cơ sở chăn nuôi thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải bị tiêu huỷ và tiêu độc, không điều trị

28/02/2019
Kỹ thuật thâm canh giống mè đen 2 vỏ Bình Thuận Kỹ thuật thâm canh giống mè đen 2 vỏ Bình Thuận

Mè hay còn gọi là cây vừng (tên khoa học là Sesamum indicum L.) là cây chịu hạn rất tốt, có thể trồng và sinh trưởng trên các loại đất khác nhau

28/02/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.