Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Một Số Bệnh Pháp An Toàn Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gia Cầm

Một Số Bệnh Pháp An Toàn Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gia Cầm
Ngày đăng: 31/01/2013

Untitled Document<p>Trước tình hình dịch heo tai xanh bùng phát, người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang sử dụng thịt gia cầm làm cho nhu cầu và giá cả gia cầm trên thị trường cũng tăng theo. Giá gia cầm tăng, khiến nhiều hộ nuôi muốn tăng đàn để kiếm thêm thu nhập. Một số bà con trước đây chưa từng nuôi gia cầm, nay cũng tham gia mặc dù kiến thức cũng như kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm còn nhiều hạn chế. </p><p>Có thể nói đây là một cơ hội tốt để bà con tăng thu nhập nếu chăn nuôi thành công. Tuy nhiên, tình trạng này tiềm tàng nguy cơ thất bại do sự đe dọa của dịch bệnh khi mùa lạnh sắp bắt đầu. Không khéo sẽ làm người chăn nuôi mất cả vốn lẫn lãi có thể thấy vì các lý do như sau:</p><p><strong>Một là:</strong> Hiện nay mưa nhiều và kéo dài, thời tiết lạnh, ẩm cộng thêm nước lũ từ thượng nguồn đổ về với lượng rất lớn tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, nhất là bệnh cúm gia cầm. Nếu người chăn nuôi không chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không nắm được quy trình phòng bệnh cho gia cầm của mình, sức đề kháng của gia cầm suy yếu dễ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh cúm.</p><p><strong>Hai là:</strong> Sự tăng đàn đột ngột làm mật độ nuôi quá cao hoặc điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo, đều làm suy giảm sức khỏe của gia cầm.</p><p><strong>Ba là:</strong> Theo quy luật phát sinh dịch bệnh trong tỉnh hàng năm, bệnh cúm gia cầm thường hay xảy ra vào tháng 1, 2 và tháng 9, 10 trong năm.</p><p> Nhằm giúp người chăn nuôi thành công, tránh được rủi ro do dịch bệnh, xin giới thiệu đến bà con những biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm như sau: </p><p><strong>* Khi mua gia cầm giống về nuôi</strong></p><p>- Gia cầm phải có nguồn gốc rõ ràng, các cơ sở cung cấp con giống có uy tín, thương hiệu và chỉ chọn những gia cầm khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Điều đặc biệt cần quan tâm là phải hỏi rõ xem gia cầm bố mẹ đã được tiêm phòng vắc-xin chưa và tiêm phòng những bệnh nào?</p><p>- Khi mua gia cầm về, bà con nên nhốt riêng gia cầm mới mua (cách ly với đàn gia cầm nhà đang nuôi) và cho uống thuốc bồi dưỡng như: B.complex, Aminovit, các thuốc dùng cho gà, vịt giai đoạn úm trong vòng 2 tuần đầu để theo dõi, khi thấy khỏe mạnh mới thả vào cùng đàn gia cầm nhà.</p><p><strong>* Điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi phải đảm bảo vệ sinh</strong></p><p>Trước khi nuôi: Chuồng trại phải được chuẩn bị thật tốt trước khi mua con giống về nuôi.</p><p>- Đối với gà nuôi thả trong sân vườn, cần phải có trại, mái che để gà tránh mưa, tránh nắng. Gà nhạy cảm với điều kiện lạnh, ẩm hơn vịt, nếu bị mưa ướt gà rất dễ sinh bệnh. Mật độ nuôi: gà từ 1-2 tuần tuổi: 80-100 con/m2; gà từ 3-4 tuần tuổi: 50-70 con/m2.</p><p>- Mật độ nuôi cần vừa phải, nếu nuôi quá đông, gia cầm hay cắn mổ, môi trường quá ô nhiễm dễ phát sinh bệnh tật.</p><p>- Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng gia cầm, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gia cầm vào nuôi.</p><p><strong>Trong thời gian nuôi:</strong> Nên giữ cho chuồng nhốt gia cầm luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không bị mưa tạt gió lùa.</p><p>- Sân thả gia cầm cần khô sạch sẽ, có hàng rào bao quanh.</p><p>- Nếu nuôi gia cầm có chất độn chuồng thì chất độn chuồng phải sạch sẽ, khô ráo và phơi nắng trước khi cho vào chuồng gia cầm.</p><p>- Cần định kỳ quét phân, thay chất độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm ướt, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gia cầm, phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.</p><p>- Phân gia cầm, chất độn chuồng lẫn phân cần được gom và ủ để diệt mầm bệnh.</p><p>- Trong thời gian này, cần định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại (1 tuần/lần), sát trùng chuồng, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi... để giảm thiểu mầm bệnh.</p><p><strong>Sau mỗi đợt nuôi:</strong> Cần tổng vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 15 ngày mới thả nuôi lứa khác để cắt đứt các mầm bệnh.</p><p>Các loại hóa chất sát trùng có thể sử dụng để tiêu độc sát trùng chuồng trại như: Cloramin B, Iodine, Benkocid, BKA...</p><p><strong>* Biện pháp cách ly để hạn chế mầm bệnh lây lan</strong> </p><p>- Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi gia cầm. Nếu có dịch bệnh xảy ra ở địa phương xung quanh thì không cho người ngoài đến. Người nuôi gia cầm không được đến nơi xảy ra dịch.</p><p>- Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho gia cầm tiếp xúc với các động vật khác như chim hoang, heo, chuột...</p><p> - Thường xuyên loại thải những gia cầm gầy yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh. </p><p><strong>* Tiêm phòng cho gia cầm</strong></p><p> Pha 50ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con. </p><p>Điều cần lưu ý là bệnh cúm gia cầm thường hay phát sinh khi thời tiết lạnh xuất hiện, điều kiện ẩm thấp. Hiện nay, Chi cục Thú y đang triển khai tiêm phòng đại trà vắc-xin cúm gia cầm H5N1 bắt buộc trên toàn tỉnh. Tại mỗi xã đều có tổ chức các đội tiêm phòng, do vậy, hộ chăn nuôi có gia cầm đến độ tuổi tiêm phòng, cần đăng ký với trưởng ấp hoặc nhân viên thú y xã để được tiêm phòng miễn phí. Theo quy định của UBND tỉnh, những hộ nuôi không đăng ký và thực hiện tiêm phòng sẽ không nhận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước nếu bị dịch cúm gia cầm xảy ra. Vì vậy, người chăn nuôi cần tích cực đăng ký thực hiện.</p><p><strong>Lịch tiêm phòng</strong> </p><table border="1" cellspacing="0" cellpadding="0"> <tbody><tr> <td width="58"><p></p> <div align="center">Ngày tuổi </div></td> <td width="153"><div align="center">Phòng bệnh </div></td> <td width="144"><div align="center">Tên vắc-xin </div></td> <td width="271"><div align="center">Cách sử dụng </div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">1</div></td> <td width="153"><div align="center">Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)</div></td> <td valign="top" width="144"><div align="center">Vắc-xin IB <p></p> (chủng H 120)</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Pha 10 ml nước cất vào lọ 100 liều, nhỏ mũi hoặc miệng 2 giọt/con.</div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">3</div></td> <td width="153"><div align="center">Niu - cát- xơn</div></td> <td valign="top" width="144"><div align="center">Vắc - xin <p></p> Niu - cát- xơn chủng F</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt.</div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">7</div></td> <td width="153"><div align="center">Bệnh đậu</div></td> <td width="144"><div align="center">Vắc - xin đậu gà</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Pha 1 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 ml, dùng kim chủng hoặc kim may máy nhúng vào lọ vắc-xin đã pha, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà.</div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">10</div></td> <td width="153"><div align="center">Gumboro</div></td> <td width="144"><div align="center">Vắc-xin Gumboro</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt.</div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">15</div></td> <td width="153"><div align="center">Cúm gia cầm</div></td> <td valign="top" width="144"><div align="center">Vắc-xin <p></p> Cúm gia cầm H5N1</div></td> <td valign="top" width="271"><p align="center">Tiêm dưới da cổ, liều 0,3ml/con.</p></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">21</div></td> <td width="153"><div align="center">Niu - cát- xơn</div></td> <td valign="top" width="144"><div align="center">Vắc-xin <p></p> Niu - cát- xơn chủng Lasota.</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con</div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">24</div></td> <td width="153"><div align="center">Gumboro</div></td> <td width="144"><div align="center">Vắc-xin Gumboro</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Pha 500 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.</div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">30</div></td> <td width="153"><div align="center">Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)</div></td> <td valign="top" width="144"><div align="center">Vắc - xin IB <p></p> (chủng H 120)</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Pha 500 ml nước nấu chín để nguội vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.</div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">40</div></td> <td width="153"><div align="center">Bệnh Tụ huyết trùng</div></td> <td valign="top" width="144"><div align="center">Vắc-xin <p></p> Tụ huyết trùng</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Tiêm dưới da cổ hoặc da ức, liều 0,5 ml/con.</div></td> </tr> <tr> <td width="58"><div align="center">60</div></td> <td width="153"><div align="center">Niu - cát- xơn</div></td> <td valign="top" width="144"><div align="center">Vắc-xin <p></p> Niu - cát- xơn<p></p> chủng M</div></td> <td valign="top" width="271"><div align="center">Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.</div></td> </tr> </tbody></table><p><strong>Nguyên tắc chăn nuôi gà an toàn sinh học</strong></p><p>Nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ, v.v…, tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh mương, bảo đảm có nước sạch thường xuyên.</p><p><strong>* Các biện pháp thực hành nuôi gia cầm an toàn sinh học:</strong></p><p> - Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ nuôi một giống gia cầm và cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau);</p><p>- Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn.</p><p>- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa).</p><p> - Phòng bệnh bằng vắc xin. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh.</p><p>- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi.</p><p>- Xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết.</p><p> - Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại.</p><p><strong> Chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài.</strong></p><p> <strong>* Phương pháp phònh bệnh:</strong></p><p> Bệnh phổ biến nhất đối với gà là bệnh viêm đường hô hấp. Biện pháp phòng bệnh này tốt nhất là tiêm phòng và tiêm nhắc lại theo định kỳ. Quan trọng hơn phải vệ sinh định kỳ trong chuồng trại, vì viêm đường hô hấp còn gọi là bệnh do ô nhiễm. Điều trị mà không có những biện pháp vệ sinh an toàn kèm theo thì bệnh vẫn tái phát, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. </p>

Có thể bạn quan tâm

Các Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Thiếu Vitamin B12 Ở Gà Các Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Thiếu Vitamin B12 Ở Gà

Vitamin B12 có tác dụng kích thích sinh trưởng và tăng hiệu quả tiêu tốn thức ăn ở gà nhất là khi kết hợp với các loại kháng sinh nhóm tetracilin.

20/08/2013
Bệnh Giun Khí Quản Ở Gà Bệnh Giun Khí Quản Ở Gà

Giun khí quản còn gọi là giun giao hợp. Con đực dài 0,5cm, con cái dài 0,5 - 2cm có màu đỏ nâu, con đực và con cái sống trên giao hợp không đứt. Sống ký sinh ở khí quản và 2 phế quản lớn của gà, đôi khi ở thủy cầm và chim hoang.

24/08/2013
Sưởi Ấm Cho Gà Con Sưởi Ấm Cho Gà Con

Để cung cấp nhiệt độ cho gà con từ 1-21 ngày tuổi trước hết ta phải quay về khâu xây dựng và chuẩn bị chuồng trại. Chuồng phải ấm về mùa đông, thoáng mát mùa hè. Có nghĩa khi mùa đông về, nơi nuôi gà con (úm gà con) mới nở phải được che chắn chu đáo.

12/08/2013
Phòng Tránh Bện Thiếu Vitamin B6 Ở Gà Phòng Tránh Bện Thiếu Vitamin B6 Ở Gà

Trong cơ thể, vitamin B6 có tác dụng vận chuyển axit amin qua màng tế bào giúp cho việc tổng hợp protein và tổng hợp axit béo. Đồng thời còn chuyển hóa tryptophan, một loại axit amin thành axit nicotinic (Vitamin B3, PP).

16/08/2013
Quy Trình Làm Đệm Lót Nền Chuồng Gà Quy Trình Làm Đệm Lót Nền Chuồng Gà

Hiện nay, bà con nông dân ở một số nơi sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 (của tác giả Nguyễn Khắc Tuấn, giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) để xử lý mùi hôi của chất độn chuồng trong chăn nuôi gà và mang lại hiệu quả cao.

28/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.