Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây tiêu

Một số bệnh chính hại cây tiêu

Một số bệnh chính hại cây tiêu
Tác giả: Ths. Huỳnh Kim Ngọc
Ngày đăng: 28/11/2018

Ngoài bệnh thối gốc - chết dây (chết nhanh), trên cây tiêu cần lưu ý đến một bệnh khác trên rễ cũng quan trọng không kém là bệnh “chết chậm” hay “bệnh vàng lá chết dây từ từ”.

Bệnh chết chậm

Sở dĩ gọi như thế vì từ khi thấy cây sinh trưởng chậm, èo uột, lá vàng, đốt rụng, rễ, gốc thối, phần mạch dẫn nhựa thối nâu đen… đến khi cây chết, kéo dài vài ba tháng đến cả năm.

Bệnh “chết chậm” biểu hiện trong mùa mưa lẫn mùa khô, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như tuyến trùng rễ, rệp sáp rễ, mối… các đối tượng này chích hút gây vết thương trên rễ, sau đó các loại nấm sống trong đất như Fusarium sp và các loại nấm khác sẽ tấn công làm cho bệnh càng trầm trọng hơn, nếu đất ngập, úng, thoát thủy kém, ít thoáng khí, bón thừa đạm, đất có nhiều mối, rệp sáp… bệnh dễ xuất hiện.

Việc phòng trị bệnh chết chậm cũng tương tự như bệnh chết nhanh, tuy nhiên cần lưu ý trị các đối tượng chích hút hại rễ như tuyến trùng, rệp sáp, mối…

Bệnh rụng lóng - chết dây

Ngoài hai bệnh trên, bà con trồng tiêu cũng cần lưu ý đến bệnh “rụng lóng chết dây” (tiêu cùi). Bệnh này cũng thường thấy trong mùa mưa, nguyên nhân có thể do nấm Rhizoctonia solani hay do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Triệu chứng chung là bệnh làm cho lá bị vàng, thối, rụng, bệnh sau đó lan dần vào lóng làm lóng rụng dần từ trên xuống nằm rải rác dưới dốc tiêu (do đó gọi là bệnh rụng lóng).

Nếu bệnh do nấm gây ra, ta thấy hai đầu mắt lóng bị thâm đen trong khi phần giữa lóng vẫn còn xanh, nếu bệnh do vi khuẩn, quan sát rễ sẽ thấy rễ bị thối nhũng, có mùi hôi, nếu cắt ngang thì thấy mạch bị thâm đen. Bệnh dù do nguyên nhân nào gây hại đi nữa thì cũng khiến cây sinh trưởng chậm lại, tược non ra chậm, năng suất giãm nhiều, có trường hợp bệnh lan thành dịch rất khó phòng trị.

Cũng như bệnh thối gốc - chết dây, nói chung trên tiêu việc phòng bệnh là chính, nhất là một trong hai nguyên nhân gây bệnh rụng lóng là do vi khuẩn. Nếu bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra thì ta có thể dùng các loại thuốc trừ nấm như Saizole 5SC, Hạt vàng 10WP xịt khi bệnh vừa chớm xuất hiện, nếu bệnh do vi khuẩn Pseudomonas gây ra có thể dùng Hoả tiễn 50SP, Copforce blue… phun khi bệnh vừa chớm phát.

Bệnh tiêu điên

Bệnh “tiêu điên” như vừa mô tả thường thấy trên vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, trên vườn cắt ngọn để nhân giống, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: Do cây thiếu/mất cân bằng dinh dưỡng. Do các loại côn trùng chích hút như rầy mềm, nhện đỏ… hút nhựa làm lá biến dạng. Do cây bị bệnh nhiễm siêu vi khuẩn (virus) do các loại côn trùng chích hút truyền bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu dinh dưỡng cho hồ tiêu ra hoa Nhu cầu dinh dưỡng cho hồ tiêu ra hoa

Để hồ tiêu cho năng suất và chất lượng hạt cao, nhà vườn cần lưu ý đến nhu cầu dinh dưỡng cho hồ tiêu, đặc biệt là ở giai đoạn ra hoa.

15/10/2018
Chăm sóc hồ tiêu giai đoạn làm bông Chăm sóc hồ tiêu giai đoạn làm bông

Sau vụ thu hoạch, nếu không làm tốt việc bón phân đầy đủ cho hồ tiêu sẽ dẫn đến hiện tượng nửa số cây được mùa và nửa số cây thất mùa.

15/10/2018
Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu đầu mùa mưa Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu đầu mùa mưa

Hồ tiêu là 1 trong 6 cây trồng chủ lực của tỉnh Quảng Trị. Những năm qua cây hồ tiêu đã mang lại thu nhập cao cho người dân tỉnh này.

31/10/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.