Một Mô Hình Trồng Tiêu Hiệu Quả Cao
Vụ tiêu vừa qua, phần lớn các vườn tiêu đều giảm năng suất (năng suất bình quân 2,5 tấn/ha), trong khi đó vườn tiêu của ông Trương Đức Hào ở xã Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) có năng suất đến 5,5 tấn/ha. Điều đáng quan tâm là nhiều năm nay vườn tiêu của ông Hào luôn cho năng suất ổn định và giá bán cao hơn so với các vườn tiêu khác gần 10%.
ÁP DỤNG ĐÚNG KỸ THUẬT
Đến vườn tiêu của ông Hào, điều cảm nhận khác biệt đầu tiên là vườn tiêu thoáng đãng, sạch sẽ, từng trụ tiêu bằng cây gòn được tỉa cành công phu, lối đi được trồng cỏ xuyến chi thành từng luống vừa chống xói mòn và giữ độ ẩm cho đất vừa giúp cho hệ vi sinh phát triển… hoàn toàn không có “bóng dáng” của cây cỏ dại. Ông Hào cho biết, vụ tiêu vừa qua, tại thời điểm giá tiêu 132.000 đồng/kg thương lái chào mua tiêu của ông đến 145.000 đồng/kg; với sản lượng 5,5 tấn, doanh thu của ông lên đến hơn 750 triệu đồng.
Điều ông Trương Đức Hào tâm đắc nhất là nhiều năm qua, vườn tiêu của ông luôn cho năng suất ổn định từ 4 đến 5 tấn/ha/vụ, cao gấp rưỡi với những vườn tiêu khác. Theo kỹ sư Tô Hữu Lộc, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật nông nghiệp (Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh) nhận định, sở dĩ vườn tiêu của ông Hào đạt năng suất cao là nhờ ông áp dụng cả quy trình tổng hợp từ giai đoạn hồi phục vườn tiêu sau thu hoạch đến lúc tiêu ra hoa đậu trái trên tất cả các yếu tố nước, phân, phòng trừ nấm bệnh… một cách hợp lý, cân đối.
Theo ông Hào, thông thường nhiều chủ vườn sau khi thu hoạch hay bị “quên” việc hồi phục cho vườn tiêu; đây là giai đoạn vườn tiêu bị kiệt sức và dễ bị nấm, bệnh phát triển, do vậy, sau mỗi kỳ thu hoạch người trồng tiêu cần phải cắt tỉa cành, “rửa” vườn tiêu bằng các loại thuốc xịt nấm như Bordeaux hay Cropcare, sau đó sử dụng phân NPK có hàm lượng đạm cao để bón. Đặc biệt cần thiết phải có nguồn phân chuồng ủ hoai bằng nấm Trichoderma để bón cho tiêu. Trong trường hợp thiếu nguồn phân chuồng có thể sử dụng SSPON để giúp cho đất xốp, tăng cường vi sinh giúp cho đất mầu mỡ, tiêu hồi phục nhanh. Bệnh nấm, rệp hay phát triển vào mùa mưa, do vậy khi mùa mưa đến cần phải dọn chồi cho vườn tiêu thoáng đãng. Mỗi tháng một lần sử dụng cropcare, hay Lorsban để phun xịt phòng trừ bệnh nấm, rệp, bọ xít… Trong giai đoạn “tăng tốc” cho tiêu ra hoa, cần sử dụng Super vàng (phân bón lá) để giúp tiêu có “đầy đủ sức khỏe” ra hoa mạnh, sau đó sử dụng calibo và phân đạm + Kali để giúp tiêu không bị rụng bông và cho năng suất cao.
KHÔNG THỂ THIẾU HỆ THỐNG TƯỚI
Để thực hiện hoàn hảo những quy trình trên, theo ông Hào, một yếu tố hết sức quan trọng là cần thiết phải trang bị hệ thống tưới tự động cho vườn tiêu. Từ khi trang bị hệ thống tưới tự động, mỗi năm ông tiết kiệm hơn 10 triệu tiền công làm bồn và công tưới nước cho tiêu. Ngoài ra, hệ thống tưới tự động này giúp cho nước thấm sâu, tiết kiệm nước rất nhiều.
Hệ thống tưới tự động còn giúp cho người trồng tiêu không cần phải làm bồn tưới, bởi khi đào bồn rất dễ làm đứt rễ tiêu, các vi khuẩn, nấm theo đó dễ tấn công và làm tiêu bị bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống tưới còn giúp cho việc sử dụng các loại phân bón hòa tan bơm theo đường ống nước dễ dàng, nhờ vậy giúp cho việc bón phân được cân đối, hợp lý hiệu quả trên toàn bộ vườn tiêu.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh chết nhanh trên hồ tiêu do nấm Phytophthora capsici gây ra. Bệnh có thể gây hại ở tất cả các bộ phận của cây nhưng nguy hiểm nhất vẫn là vùng cổ rễ. Nấm gây bệnh có nguồn gốc thủy sinh, gặp mưa ẩm ướt kéo dài sẽ phát triển mạnh, ngấm ngầm tấn công và hủy hoại bộ rễ, làm cho việc dẫn truyền nước và dinh dưỡng nuôi cây bị ngừng trệ, khi phát hiện thấy cây bị chết thì thực ra bộ rễ của chúng đã bị nấm gây hại trước đó hàng tháng rồi, vì thế cây tiêu thường bị chết hàng loạt vào cuối mùa mưa đầu mùa khô.
Với diện tích khoảng 11.000 ha trong tổng số 50.000 ha hồ tiêu cả nước, Bình Phước đã trở thành thủ phủ của loại cây này. Những năm gần đây, hồ tiêu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, việc giữ và tăng diện tích hồ tiêu trong tỉnh gặp nhiều thách thức, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm.
Bệnh chết nhanh cây tiêu do nấm Phytophthora capsici (là chủ yếu) gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm số một trên cây tiêu hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum...đặc biệt là trong mùa mưa
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây trồng phát triển khỏe, phát triển cân đối, hạn chế sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét tốt, cây tiêu cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.
Hạt tiêu được giá nên nhiều nhà vườn ở Bà Rịa - Vũng Tàu đang mở rộng diện tích. Tuy nhiên, một số hộ vẫn sử dụng phân bón không hợp lý nên chi phí thì cao mà hiệu quả đạt thấp.