Home / Cây công nghiệp / Cây tiêu

Một Mô Hình Trồng Tiêu Hiệu Quả Cao

Một Mô Hình Trồng Tiêu Hiệu Quả Cao
Publish date: Friday. April 13th, 2012

Vụ tiêu vừa qua, phần lớn các vườn tiêu đều giảm năng suất (năng suất bình quân 2,5 tấn/ha), trong khi đó vườn tiêu của ông Trương Đức Hào ở xã Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) có năng suất đến 5,5 tấn/ha. Điều đáng quan tâm là nhiều năm nay vườn tiêu của ông Hào luôn cho năng suất ổn định và giá bán cao hơn so với các vườn tiêu khác gần 10%.

ÁP DỤNG ĐÚNG KỸ THUẬT

Đến vườn tiêu của ông Hào, điều cảm nhận khác biệt đầu tiên là vườn tiêu thoáng đãng, sạch sẽ, từng trụ tiêu bằng cây gòn được tỉa cành công phu, lối đi được trồng cỏ xuyến chi thành từng luống vừa chống xói mòn và giữ độ ẩm cho đất vừa giúp cho hệ vi sinh phát triển… hoàn toàn không có “bóng dáng” của cây cỏ dại. Ông Hào cho biết, vụ tiêu vừa qua, tại thời điểm giá tiêu 132.000 đồng/kg thương lái chào mua tiêu của ông đến 145.000 đồng/kg; với sản lượng 5,5 tấn, doanh thu của ông lên đến hơn 750 triệu đồng.

Điều ông Trương Đức Hào tâm đắc nhất là nhiều năm qua, vườn tiêu của ông luôn cho năng suất ổn định từ 4 đến 5 tấn/ha/vụ, cao gấp rưỡi với những vườn tiêu khác. Theo kỹ sư Tô Hữu Lộc, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật nông nghiệp (Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh) nhận định, sở dĩ vườn tiêu của ông Hào đạt năng suất cao là nhờ ông áp dụng cả quy trình tổng hợp từ giai đoạn hồi phục vườn tiêu sau thu hoạch đến lúc tiêu ra hoa đậu trái trên tất cả các yếu tố nước, phân, phòng trừ nấm bệnh… một cách hợp lý, cân đối.

Theo ông Hào, thông thường nhiều chủ vườn sau khi thu hoạch hay bị “quên” việc hồi phục cho vườn tiêu; đây là giai đoạn vườn tiêu bị kiệt sức và dễ bị nấm, bệnh phát triển, do vậy, sau mỗi kỳ thu hoạch người trồng tiêu cần phải cắt tỉa cành, “rửa” vườn tiêu bằng các loại thuốc xịt nấm như Bordeaux hay Cropcare, sau đó sử dụng phân NPK có hàm lượng đạm cao để bón. Đặc biệt cần thiết phải có nguồn phân chuồng ủ hoai bằng nấm Trichoderma để bón cho tiêu. Trong trường hợp thiếu nguồn phân chuồng có thể sử dụng SSPON để giúp cho đất xốp, tăng cường vi sinh giúp cho đất mầu mỡ, tiêu hồi phục nhanh. Bệnh nấm, rệp hay phát triển vào mùa mưa, do vậy khi mùa mưa đến cần phải dọn chồi cho vườn tiêu thoáng đãng. Mỗi tháng một lần sử dụng cropcare, hay Lorsban để phun xịt phòng trừ bệnh nấm, rệp, bọ xít… Trong giai đoạn “tăng tốc” cho tiêu ra hoa, cần sử dụng Super vàng (phân bón lá) để giúp tiêu có “đầy đủ sức khỏe” ra hoa mạnh, sau đó sử dụng calibo và phân đạm + Kali để giúp tiêu không bị rụng bông và cho năng suất cao.

KHÔNG THỂ THIẾU HỆ THỐNG TƯỚI

Để thực hiện hoàn hảo những quy trình trên, theo ông Hào, một yếu tố hết sức quan trọng là cần thiết phải trang bị hệ thống tưới tự động cho vườn tiêu. Từ khi trang bị hệ thống tưới tự động, mỗi năm ông tiết kiệm hơn 10 triệu tiền công làm bồn và công tưới nước cho tiêu. Ngoài ra, hệ thống tưới tự động này giúp cho nước thấm sâu, tiết kiệm nước rất nhiều.

Hệ thống tưới tự động còn giúp cho người trồng tiêu không cần phải làm bồn tưới, bởi khi đào bồn rất dễ làm đứt rễ tiêu, các vi khuẩn, nấm theo đó dễ tấn công và làm tiêu bị bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống tưới còn giúp cho việc sử dụng các loại phân bón hòa tan bơm theo đường ống nước dễ dàng, nhờ vậy giúp cho việc bón phân được cân đối, hợp lý hiệu quả trên toàn bộ vườn tiêu.


Related news

Kỹ thuật làm bông cho trái hồ tiêu đạt năng suất cao Kỹ thuật làm bông cho trái hồ tiêu đạt năng suất cao

Đối với cây hồ tiêu, yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý ra hoa chính là nước. Trong điều kiện bình thường, người dân thường xử lý ra hoa bằng cách hạn chế (hoặc không) tưới nước để vườn tiêu bị héo nhẹ, làm cho cây chuyển sang trạng thái sinh sản tạo mầm, rồi sau đó lợi dụng đặc tính mưa lớn đầu mùa vào tháng 5 – 6 cho tiêu ra hoa.

Friday. September 30th, 2016
Giải cứu vườn hồ tiêu khỏi bệnh chết nhanh trong mùa mưa Giải cứu vườn hồ tiêu khỏi bệnh chết nhanh trong mùa mưa

Trong những năm gần đây, trên cây hồ tiêu đã xuất hiện nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora sp. gây ra đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng tới sản xuất cây hồ tiêu. Nhiều hộ trồng tiêu phải bó tay nhìn những trụ tiêu được vun trồng hàng chục năm bỗng chốc héo rũ rồi chết, có hộ trồng nhiều diện tích phải điêu đứng vì nhiều cây tiêu trên vườn bị chết.

Friday. September 30th, 2016
Một số sâu, bệnh hại cây tiêu: Bệnh chết nhanh Một số sâu, bệnh hại cây tiêu: Bệnh chết nhanh

Bệnh đáng sợ trên cây tiêu là bệnh thối gốc - chết dây, hay còn gọi là chết nhanh. Triệu chứng cây tiêu “buồn”, dây bị héo, xuống lá, lá vàng rồi rụng ào ạt chỉ để lại dây, cành trơ trọi, tất cả chỉ diễn ra trong 7 - 10 ngày.

Friday. September 30th, 2016
Bón phân cho cây hồ tiêu kinh doanh sau mùa khô Bón phân cho cây hồ tiêu kinh doanh sau mùa khô

Năm nay, ElNino nghiêm trọng, trải qua 6 tháng mùa khô, ít mưa trái mùa, do lượng nước tưới không đủ, cây hồ tiêu bị héo sinh lý nghiêm trọng, một phần lớn bị chết.

Friday. September 30th, 2016
Giúp cây tiêu phục hồi sau nắng hạn Giúp cây tiêu phục hồi sau nắng hạn

Nói về công dụng của SEA, một cán bộ kỹ thuật của Cty Nguyễn Thanh Hải cho biết, SEA là sản phẩm phân sinh học giúp cải tạo môi trường đất...

Friday. September 30th, 2016