Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Mọt đục cành cà phê và biện pháp phòng trừ

Mọt đục cành cà phê và biện pháp phòng trừ
Tác giả: Trương Hồng - Trần Danh Sửu - (Viện VAAS)
Ngày đăng: 28/11/2017

Mọt đục cành (Xyleborus morstatti) gây thiệt hại lớn cho vườn cà phê ở giai đoạn kiến thiết. Những cành bị mọt tấn công thường phải cắt bỏ, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

Cành cà phê bị mọt đục gây hại

- Triệu chứng gây hại: Cành cà phê bị mọt đục thường có biểu hiện qua 3 giai đoạn: (1) Các vảy bao hình tam giác, ở các đốt của cành cà phê đen lại, một vài cặp lá ở gần lỗ đục tiến về phía đầu cành bị rụng; (2) Cành bị mọt đục có hiện tượng héo, trên cành chỉ còn vài cặp lá ở phía đầu cành; (3) Cành chết khô.

- Tác nhân gây hại: Mọt trưởng thành là một loại bọ cánh cứng có màu nâu đến màu đen sẫm. Mọt cái trưởng thành có kích thước cơ thể lớn hơn, màu sắc đậm hơn mọt đực trưởng thành. Cơ thể mọt cái trưởng thành dài khoảng 1,6 - 2mm; trong khi đó, cơ thể mọt đực trưởng thành dài khoảng 0,8 - 1mm.

- Sự phát sinh, phát triển, gây hại của mọt đục cành:

Mọt đục cành xuất hiện nhỏ lẻ trong các tháng mùa khô, bắt đầu phá hại nặng từ tháng 9 đến tháng 12. Mọt gây hại nặng trên các vườn cà phê kiến thiết cơ bản và chủ yếu gây hại trên các cành cà phê tơ.

Nhộng của mọt đục cành

Mọt trưởng thành đục một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt làm thành một tổ rỗng và đào hang rãnh bên trong để đẻ trứng. Mọt cái đẻ trứng trong hang do chúng tạo ra, sâu non khi nở ra chỉ ăn một loại nấm Ambrosia do mọt cái trưởng thành mang các bào tử nấm vào trong quá trình làm tổ.

Vòng đời của mọt đục cành kéo dài từ 31 - 48 ngày. Mọt trưởng thành có thể di chuyển đến một số cây ký chủ khác như cây bơ, ca cao, xoài... Ở Tây Nguyên, muồng hoa vàng hạt to và cây đậu săng là 2 cây ký chủ phụ chủ yếu của mọt đục cành.

Sâu non của mọt đục cành

Mọt đục cành cà phê khi hóa nhộng có màu trắng, trưởng thành có màu nâu đen.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh các loại cây dại xung quanh vườn để giảm thiểu các ký chủ của mọt cành. Nếu phát hiện những cành bị mọt thì cần tìm diệt sâu non ngay từ đầu.

+ Cắt bỏ sớm các cành mới bị mọt đục và đốt bỏ để loại bớt nguồn mọt. Khi cắt bỏ các cành bị mọt đục cần cắt bỏ cành ở vị trí cách lỗ đục ít nhất 8 cm về phía trong gốc cành cà phê để thu gom toàn bộ tổ mọt.

+ Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn có tính thẩm thấu cao để diệt mọt trưởng thành. Một số thuốc có thể sử dụng như Mospilan 3 EC (400 ml/200 lít nước), Wellof 330EC (500 ml/200 lít nước), Nurelle D 25/2.5 EC (500 ml/200 lít nước).

+ Hiện tại chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ mọt đục cành gây hại cà phê.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm

So với khoảng 10 năm về trước thì hiện nay thời tiết, khí hậu có nhiều thay đổi theo chiều hướng bất thuận đối với sản xuất nông nghiệp nói chung

04/11/2017
Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ

Trong những loài rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên, loài rệp sáp Planococcus lilacinus Cockerell là một trong những loài gây hại rễ cà phê quan trọng nhất

18/11/2017
Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Trong những loài sâu hại cà phê thì mọt đục quả (Hypothenemus hampei) là loài gây hại khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt cà phê.

18/11/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.