Mối nguy hại từ sán lá ở cá giống
Ký sinh trùng nguy hiểm
Sán lá ký sinh trên cá nước ngọt chủ yếu là giống sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogrus) và sán lá 18 móc (Gyrodactylus). Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây, mang của cá. Các vùng da, mang bị sán lá ký sinh có hiện tượng viêm loét, dễ dàng cho vi khuẩn, nấm... xâm nhập gây bệnh cho cá. Khi cá bị nhiễm sán nặng, các tổ chức tế bào sưng to, xương nắp mang phồng lên, cơ thể thiếu máu dẫn đến cá gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Cá ít hoạt động, nằm ở đáy ao hoặc nổi lên mặt nước đớp không khí, mất khả năng vận động, bơi ngửa bụng và chết.
Theo những nghiên cứu thì giống sán lá đơn chủ 16 móc và sán lá 18 móc (có rất nhiều loài) ký sinh trên nhiều loại cá nuôi và cá tự nhiên nước ngọt như cá chép, mè, rô phi, cá tra, basa… Đối với cá tra ở giai đoạn cá hương và cá giống (3 - 5cm) thì tỷ lệ nhiễm sán lá lên tới 100% và mật độ nhiễm > 70 sán/cá, thậm chí cá bị nhiễm sán lá với mức độ nguy hiểm là trên 10 sán/cung mang.
Phòng bệnh sán lá ở cá giống
Sán lá thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh, đặc biệt trong ao nuôi có mật độ dày, điều kiện ao ương, nuôi kém, nhiệt độ nước thích hợp cho sán lá phát triển từ 22 - 280C. Để phòng bệnh sán lá cho cá cần thực hiện những biện pháp như: tẩy dọn ao ương cá giống, ao nuôi bằng vôi CaO với liều lượng 7 - 10 kg/100m2, khử trùng nước ương nuôi cá giống bằng một số hóa chất như BKC, thuốc tím, Iodine.
Trước khi thả cá giống nên kiểm tra sán lá trên da, vây, mang. Tắm cho cá bằng thuốc tím 10 - 20mg/l, tắm trong 15 - 30 phút; nước muối 3 % trong 5 phút trước khi thả. Khi cá nhiễm bệnh có thể trị bệnh cho cá bằng Formol 40 - 50 mg/l, H2O2 100 - 120 mg/l. Không ương nuôi cá giống với mật độ quá dày, quản lý tốt chất lượng nước trong ao ương cũng góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm sán ở cá giống.
Sán lá ở cá có thể gây bệnh cho người do ăn gỏi cá, cá chưa nấu chín. Vì vậy, việc phòng ngừa loại bỏ sán lá khỏi cá, đảm bảo cá trở thành loại thực phẩm an toàn là rất cần thiết.
Tags: san la ca giong, nuoi ca, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) và virus gây hội chứng Taura (TSV) gần đây đã được phát hiện ở Ả-rập Xê-út. Để xác định nguồn gốc của những loại virus này, các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu kiểu gen của chúng và tìm thấy các kiểu gen mới trong cả hai hai loại virus được phân lập (WSSV, TSV) ở Ả-rập Xê-út.
Kí sinh trùng protozoa rất phổ biến ở tôm nuôi và tôm giống khi điều kiện trại giống và ao nuôi kém.
Bài viết dưới đây giới thiệu một số bệnh thường gặp ở một số loài nuôi thủy sản.
Nếu tôm bị các sợi màu trắng bám trên chủy, đầu hoặc chân có thể do nhiễm ký sinh trùng hoặc nấm.
Việc giám sát sức khỏe tôm hàng ngày và hiểu biết các dấu hiệu bệnh lý của tôm là khá quan trọng nhằm sớm phát hiện và phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả cho người nuôi. Bài viết sau giới thiệu kinh nghiệm nhận biết các dấu hiệu tôm bệnh trong quá trình quan sát, giám sát hàng ngày.