Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Mối nguy hại từ sán lá ở cá giống

Mối nguy hại từ sán lá ở cá giống
Publish date: Wednesday. May 20th, 2015

Ký sinh trùng nguy hiểm

Sán lá ký sinh trên cá nước ngọt chủ yếu là giống sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogrus) và sán lá 18 móc (Gyrodactylus). Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây, mang của cá. Các vùng da, mang bị sán lá ký sinh có hiện tượng viêm loét, dễ dàng cho vi khuẩn, nấm... xâm nhập gây bệnh cho cá. Khi cá bị nhiễm sán nặng, các tổ chức tế bào sưng to, xương nắp mang phồng lên, cơ thể thiếu máu dẫn đến cá gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Cá ít hoạt động, nằm ở đáy ao hoặc nổi lên mặt nước đớp không khí, mất khả năng vận động, bơi ngửa bụng và chết.

Theo những nghiên cứu thì giống sán lá đơn chủ 16 móc và sán lá 18 móc (có rất nhiều loài) ký sinh trên nhiều loại cá nuôi và cá tự nhiên nước ngọt như cá chép, mè, rô phi, cá tra, basa… Đối với cá tra ở giai đoạn cá hương và cá giống (3 - 5cm) thì tỷ lệ nhiễm sán lá lên tới 100% và mật độ nhiễm > 70 sán/cá, thậm chí cá bị nhiễm sán lá với mức độ nguy hiểm là trên 10 sán/cung mang.

Phòng bệnh sán lá ở cá giống

Sán lá thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh, đặc biệt trong ao nuôi có mật độ dày, điều kiện ao ương, nuôi kém, nhiệt độ nước thích hợp cho sán lá phát triển từ 22 - 280C. Để phòng bệnh sán lá cho cá cần thực hiện những biện pháp như: tẩy dọn ao ương cá giống, ao nuôi bằng vôi CaO với liều lượng 7 - 10 kg/100m2, khử trùng nước ương nuôi cá giống bằng một số hóa chất như BKC, thuốc tím, Iodine.

Trước khi thả cá giống nên kiểm tra sán lá trên da, vây, mang. Tắm cho cá bằng thuốc tím 10 - 20mg/l, tắm trong 15 - 30 phút; nước muối 3 % trong 5 phút trước khi thả. Khi cá nhiễm bệnh có thể trị bệnh cho cá bằng Formol 40 - 50 mg/l, H2O2 100 - 120 mg/l. Không ương nuôi cá giống với mật độ quá dày, quản lý tốt chất lượng nước trong ao ương cũng góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm sán ở cá giống.

Sán lá ở cá có thể gây bệnh cho người do ăn gỏi cá, cá chưa nấu chín. Vì vậy, việc phòng ngừa loại bỏ sán lá khỏi cá, đảm bảo cá trở thành loại thực phẩm an toàn là rất cần thiết.

Tags: san la ca giong, nuoi ca, nuoi trong thuy san


Related news

Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp

Trong những năm gần đây tình hình nuôi thuỷ sản có nhiều bấp bênh, kém hiệu quả do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và bị tác động lớn bởi giá cả thị trường dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ.

Wednesday. June 24th, 2015
Cánh đồng tôm lớn Cánh đồng tôm lớn

Đầu năm 2013, Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải triển khai xây dựng dự án cánh đồng tôm lớn trên diện tích 83 ha với sự tham gia của 43 hộ dân.

Wednesday. June 24th, 2015
Một số đặc điểm hóa sinh của vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ ở cá Trắm cỏ Một số đặc điểm hóa sinh của vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ ở cá Trắm cỏ

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm hóa sinh liên quan đến độc tính của Aeromonas hydrophỉla, một vi khuẩn thường gây bệnh cho cá, ở Việt Nam chưa có các công trình tương tự.

Tuesday. August 18th, 2015
Nuôi cá trê lai, lãi ròng 200 triệu đồng/năm Nuôi cá trê lai, lãi ròng 200 triệu đồng/năm

Những năm gần đây, người nuôi ở xã Hòa Khương (Hòa Vang, Đà Nẵng) liên tiếp có những vụ lãi cao nhờ cá trê lai.

Wednesday. June 24th, 2015
Phát triển tôm càng xanh bền vững Phát triển tôm càng xanh bền vững

Sở NN-PTNT Đồng Tháp đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển nuôi tôm càng xanh (TCX) bền vững”.

Wednesday. June 24th, 2015