Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.
Từ năm 2009 tới nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ đạt giá trị trung bình trên 100 triệu USD/năm với các sản phẩm chủ lực như tôm (chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu), cá tra (23%), cá ngừ (7%), mực và bạch tuộc (3%).
6 tháng đầu năm 2014, con số này ước đạt 65 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị xuất khẩu tôm đạt 42 triệu USD, cá tra 11 triệu USD, cá ngừ gần 4 triệu USD. Riêng tháng 7/2014, giá trị xuất khẩu sang Bỉ đạt gần 13 triệu USD, tăng 54,7% so với tháng 7 năm 2013.
Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ vẫn duy trì tăng trưởng cao 30-40% trong năm 2014 với tổng giá trị ước đạt 150 triệu USD.
Các chuyên gia nhận định, xu hướng nhập khẩu thủy sản của Bỉ khá ổn định. Trung bình mỗi năm Bỉ nhập khẩu khoảng 280 nghìn- 300 nghìn tấn thủy sản với giá trị khoảng 2 tỷ- 3 tỷ USD. Tôm chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao nhất đạt 25-28%, cá phile đông lạnh chiếm 23-24% giá trị nhập khẩu, cá chế biến 13%, nhuyễn thể chế biến 11% và tôm chế biến 9%. Đây được coi là lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Cảng vụ Zeebrugge (Bỉ) đã ký một dự án thành lập Trung tâm phân phối cá tra Việt Nam tại Bỉ sẽ có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần tại quốc gia hơn 11 triệu dân này.
Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký VASEP- cho rằng, hình thành trung tâm phân phối hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại Bỉ có thể góp phần minh bạch thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Để tham gia vào trung tâm phân phối này, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải hoàn toàn minh bạch về thông tin để thu hút được người mua hàng. Ngược lại, trung tâm sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về cung cầu trên thị trường để điều chỉnh hoạt động nuôi trồng, mua bán trong nước sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng “mất mùa được giá” và “được mùa mất giá”.
Related news

Vào những ngày này, mặc dù rất bận rộn với công việc thu hoạch quả nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Thành ở xã An Sinh (Đông Triều - Quảng Ninh) vẫn rất phấn khởi bởi mô hình trồng vải chín sớm của gia đình luôn cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với vải thu chính vụ.

Đến ngày 31.12.2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.

Toàn huyện Cao Phong (Hòa Bình) có 900ha cam, trong đó có trên 500ha cam kinh doanh cho sản lượng khoảng trên 16.000 tấn.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại các trang trại, lợn hơi có giá 34.000 đ/kg, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có thể bán được với giá 31.000-33.000 đ/kg.

Tại chợ đầu mối, sau khi bốc dỡ sang các thùng xốp và sọt tre Việt Nam, cam Trung Quốc được xếp vào gian hàng, lên bảng giá và "biến hình" khi vào chợ lẻ.