Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm

Mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm
Ngày đăng: 10/04/2015

Góp phần ổn định chăn nuôi

Hà Nội hiện có đàn gia súc, gia cầm đứng ở tốp đầu cả nước với tổng đàn bò thịt, bò sữa là 140.525 con và đàn lợn là 1.461.668 con. Riêng gia cầm có tới 25.253.000 con, trong đó, gà: 16.712.000 con; vịt, ngan, ngỗng và các loại khác: 8.541.000 con. Để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững, những năm qua, ngành nông nghiệp TP rất chú trọng triển khai công tác xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2014 đã thu được những kết quả tích cực, đến nay, trên địa bàn TP, ngoài những chuỗi liên kết do các DN tổ chức chăn nuôi gia công, ngành đã xây dựng được 18 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm.

Các chuỗi liên kết về thịt lợn gồm chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ thịt lợn hữu cơ Bảo Châu, chuỗi thực phẩm Victory (Mr Sạch), chuỗi liên kết Foodex, chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ thịt lợn sinh học Yummy, chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm thực phẩm A - Z...

Các chuỗi liên kết về gia cầm điển hình như chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ trứng sạch 729, chuỗi liên kết Thành Đồng II, chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ trứng gà Tiên Viên... Bên cạnh đó là liên kết tiêu thụ các giống gà bản địa đang được người tiêu dùng ưa chuộng, điển hình như gà mía Sơn Tây, gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, vịt Vân Đình, chuỗi liên kết tiêu thụ trứng vịt Liên Châu, chuỗi liên kết tiêu thụ vịt giống Đại Xuyên... Các chuỗi liên kết bao gồm cả lợn và gia cầm điển hình như chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ thực phẩm sạch, truy xuất nguồn gốc GreenFood Hà Nội, chuỗi liên kết T&T-159, chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ thực phẩm sạch 3F...

Về phát triển chăn nuôi bò đã hình thành rõ nét chuỗi liên kết về tiêu thụ sữa, mà chủ yếu từ các công ty thu mua sữa (như IDP, Vinamilk, sữa Ba Vì, Hanoimilk...) với sản lượng sữa được công ty thu gom đạt trên 100 tấn/ngày.

Với 18 chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm đã hình thành đã góp phần ổn định cho 3.500 hộ chăn nuôi trên địa bàn TP. Từ đó, hàng năm cung cấp cho thị trường 140 triệu quả trứng gia cầm, 11.000 tấn thịt lợn, 3.600 tấn thịt gia cầm, 100 tấn thịt bò, 30.000 tấn sữa tươi thông qua 500 cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện ích, điểm phân phối, siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể...

Nâng cao hiệu quả

Tuy nhiên, việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện mới là kết quả bước đầu, trong quá trình thực hiện cũng đã gặp không ít khó khăn như việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm; việc nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, các khâu trong quá trình tạo chuỗi liên kết, giết mổ; việc nhận biết nhanh và rõ đâu là sản phẩm sạch được sản xuất từ cơ sở chăn nuôi đảm bảo VSATTP.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng có thói quen sử dụng thực phẩm từ chuỗi liên kết, không dùng những sản phẩm không rõ nguồn gốc... còn hạn chế nên việc xây dựng chuỗi liên kết chưa tạo được sự đồng bộ trên diện rộng. Chính sách còn thiếu cụ thể về việc xây dựng chuỗi liên kết nên chưa thu hút được các DN đầu tư lớn trong lĩnh vực này.

Định hướng việc xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội trong thời gian tới là mở rộng các chuỗi liên kết, đặc biệt đề xuất các chính sách để thu hút các DN đầu tư cho việc hình thành các chuỗi liên kết có quy mô lớn, thu hút nhiều trang trại chăn nuôi.

Khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Những giải pháp cụ thể là tăng cường công tác gắn kết, liên kết thành chuỗi chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm, một mặt chủ động trong chăn nuôi, mặt khác nâng cao chất lượng sản phẩm và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời giúp ngành chăn nuôi phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh đó, chủ động lên kế hoạch chăn nuôi dựa trên nhu cầu của thị trường, giữa các hộ chăn nuôi và đơn vị tiêu thụ sản phẩm phải ký kết hợp đồng ngay từ khi bắt đầu chăn nuôi nhằm tránh hiện tượng sản xuất vượt quá nhu cầu, và người chăn nuôi bị ép giá. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi, người tiêu dùng, nhà quản lý cũng như các DN cùng vào cuộc tạo sự đồng bộ trong việc xây dựng, hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Chắc chắn với sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, sự vào cuộc tích cực của các DN cùng sự đồng thuận cao của người chăn nuôi, người tiêu dùng, các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm sẽ được nhân rộng, hiệu quả hơn trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Thực Hiện Các Giải Pháp Đồng Bộ Chủ Động Sản Xuất Nông Nghiệp Thực Hiện Các Giải Pháp Đồng Bộ Chủ Động Sản Xuất Nông Nghiệp

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.

30/06/2013
Hạ Lang Khai Thác Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá Hạ Lang Khai Thác Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.

30/06/2013
Bảo Lâm Huy Động Nguồn Lực Giảm Nghèo Bảo Lâm Huy Động Nguồn Lực Giảm Nghèo

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

30/06/2013
Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

30/06/2013
Giá Cá Tra Giảm Mạnh, Người Nuôi Lỗ Nặng Giá Cá Tra Giảm Mạnh, Người Nuôi Lỗ Nặng

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

04/07/2013