Trang chủ / Rau gia vị / Ớt

Mô hình trồng ớt hiệu quả

Mô hình trồng ớt hiệu quả
Tác giả: Trần Trọng Trung
Ngày đăng: 14/10/2017

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp từng vùng sinh thái, những năm gần đây, ông Nguyễn Thanh Hải, sinh năm 1955, ngụ khóm Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã chọn cây ớt để trồng trên vùng đất cồn phù sa màu mỡ...

Với 4.000 m2 đất trồng ớt, vụ đông xuân vừa qua, gia đình ông  Hải đã thu hái được hơn 11 tấn ớt thương phẩm, bán giá bình quân 16.000 đồng/kg, thu nhập trên 180 triệu đồng, trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình ông Hải còn lãi gần 114 triệu đồng.

Ông Hải chia sẻ kinh nghiệm, trước khi gieo hạt ớt giống vào bầu ươm, cần phun thuốc ngừa kiến và các loại côn trùng phá hại khác để giúp cho ớt nảy mầm tốt. Mỗi bầu, gieo ươm từ 2 - 3 hạt. Lúc ớt lên cây được 20 ngày, mở bầu đem trồng xuống đất đã được đào rãnh, lên liếp cao và tưới nước từ 1 - 2 lần/ngày... Do bộ rễ cây ớt chịu úng kém nên trước khi đặt cây xuống đất, ông Hải cho người làm cỏ, xới đất cẩn thận... Khi bón phân lót, cần kết hợp việc rải vôi bột dọc đều trên 2 luống của mặt liếp, có liều lượng từ 50 - 100 kg/công, cùng với việc xịt thuốc sát trùng để xử lý dế, kiến và các loại côn trùng phá hại khác... tránh làm hại cây ớt và phòng trừ bệnh héo cây con khi mới trồng.

Khâu chăm sóc ớt cũng rất đơn giản, nhưng đòi hỏi phải tưới nước đủ ẩm, đảm bảo độ ẩm của đất đạt 70%. Ông Hải còn thuê nhân công làm sạch cỏ dại trong diện tích trồng ớt kết hợp với bón phân, vun gốc, tỉa cành... trước khi cây ra hoa. Thường xuyên loại bỏ những lá ớt già cỗi, lá bị bệnh dưới gốc nhằm giúp cây phát triển tốt, phòng ngừa được sâu bệnh phá hại. Khi ớt ra hoa, ông Hải không cần bón phân urê mà chỉ bón phân NPK và xử lý ra hoa. Nhờ cần cù chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn của cán bộ Trạm khuyến nông huyện nên sau 3 tháng vun trồng, 4.000 m2 ruộng ớt của ông Hải đã thu hoạch đạt năng suất cao và bán được giá, cho lợi nhuận đáng kể.

Với mô hình sản xuất hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Hải đã được UBND thị trấn Thanh Bình tặng thưởng giấy khen và chọn báo cáo tham luận tại Hội nghị nông dân điển hình tiên tiến cấp huyện sắp tới.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Thán Thư Hại Ớt Bệnh Thán Thư Hại Ớt

Hiện nay, nhiều diện tích trồng ớt ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bị bệnh thán thư, bệnh vàng lá phá hại khá nghiêm trọng. Bệnh thán thư có thể phá hại chồi, lá, thân cành, quả và hạt ớt, song triệu chứng đặc trưng thể hiện rõ ràng nhất trên quả ở giai đoạn quả chín.

08/08/2013
Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Thán Thư Hại Ớt Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Thán Thư Hại Ớt

Trên cây ớt, bên cạnh một số đối tượng sâu bệnh hại thường gặp như bệnh thối trái, sương mai, rệp sáp, sâu ăn lá... thì bệnh thán thư (còn gọi là bệnh nổ trái) do nấm Colletotrichum spp. gây nên cũng có những tác hại nghiêm trọng.

08/08/2013
Để Ớt Chín Đều Để Ớt Chín Đều

Mỗi chùm ớt thường có 3-5 quả, hoa trong 1 chùm nở 3-4 ngày mới hết nên trong điều kiện chăm sóc bình thường ớt chín không tập trung, mỗi ngày phải thu hái 1 lần mất nhiều thời gian lao động. Để các trái ớt chín đều trong 1 chùm, thu hoạch nhanh giảm công lao động, nhà nông cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau.

13/08/2013