Để Ớt Chín Đều
Mỗi chùm ớt thường có 3-5 quả, hoa trong 1 chùm nở 3-4 ngày mới hết nên trong điều kiện chăm sóc bình thường ớt chín không tập trung, mỗi ngày phải thu hái 1 lần mất nhiều thời gian lao động. Để các trái ớt chín đều trong 1 chùm, thu hoạch nhanh giảm công lao động, nhà nông cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau.
Bón nhiều phân gia cầm hoai mục: Phân gia cầm hoai mục rất thích hợp cho ớt sinh trưởng, phát triển, năng suất cao, chất lượng tốt. Phân gia cầm nên bón lót 50% lúc trồng khoảng 3-5 tạ/sào và bón thúc cho ớt sau trồng 3-4 tháng làm tăng tuổi thọ của cây ớt.
Bón vôi bột: Độ pH thích hợp cho cây ớt sinh trưởng, phát triển thuận lợi khoảng 6-7, với những chân đất chua, độ pH
Bón cân đối đạm và kali cho ớt theo tỷ lệ 1N : 1K2O với mỗi lần bón thúc để tăng khả năng chống bệnh hại cho cây và tăng chất lượng quả ớt chín. Tùy vào màu sắc tán lá xanh hay vàng, năng suất quả sau mỗi lần thu hái, bón thúc 10-15 ngày/lần, mỗi lần 2-4 kg đạm ure + 2-4 kg kali clorua/sào.
Phun phân bón lá chất lượng cao. Sử dụng một trong hai sản phâm Vườn sinh thái hoặc Bio-plant phun cho ớt 10 ngày/lần. Trong hai sản phẩm phân bón lá cao cấp này có chứa nhiều axit amin, nguyên tố đa, trung, vi lượng cân đối, các enzim, vitamin, chất auxin cần thiết cho cây trồng và các chủng vi sinh vật hữu ích làm tới xốp đất, tăng khả năng tổng hợp và phân hủy xác hữu cơ nên làm tăng độ màu mỡ của đất, giảm 20-30% lượng phân bón vô cơ. Nhờ có các auxin kích thích sinh trưởng điều tiết cho các quả/chùm giúp cho quả ớt lớn nhanh, độ đồng đều cao, chín sớm. Thực tế các hộ nông dân xã Thanh Vân, Hương Lâm, Mai Đình (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) vụ thu đông 2009 sử dụng 2 sản phẩm này phun cho ớt làm trái chín đều, tăng 15-20% năng suất quả.
Luân canh hàng năm với cây lúa nước để hạn chế nguồn bệnh cho vụ sau.
Sử dụng sản phẩm Phytoxin VS để phòng các loại bệnh hại do nấm, vi khuẩn cho ớt rất hiệu quả. Phytoxin VS là loại sản phẩm sinh học nằm trong nhóm Exin-4.5HP đã được đăng ký sử dụng tại Việt Nam từ năm 2009. Sản phẩm Phytoxin VS có cơ chế tác dụng như một loại “vac xin” cho cây trồng.
Cách sử dụng, phun dung dịch Phytoxin VS (pha 1 gói 10ml/8 lít nước) ướt hạt nứt nanh, để hong khô trong bóng râm, sau đem gieo. Phun cho ớt lúc mọc có 2-3 lá thật và các lần sau cách nhau 12-15 ngày. Kết quả sử dụng sản phẩm Phytoxin VS phòng bệnh cho ớt ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vụ đông 2009 và vụ xuân năm 2010 rất tốt, cây ớt hoàn toàn không bị các bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh lở cổ rễ, thán thư, sương mai làm thối trái.
Có thể bạn quan tâm
Ớt ngọt (Ớt Chuông) đựa người tiêu dụng rất ưa chuộng. Hiện ngay có 02 nhóm chính, nhóm quả vỏ xanh đậm khi còn xanh, khi chín thì chuyển sang màu đỏ và nhóm quả chín có màu vàng. 2Lúa xin giới thiệu cách trồng loại ớt này như sau
Ớt cay chứa nhiều chất capsaicine có tác dụng gây cay, kích thích ngon miệng và thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá. Vì vậy, ớt cay đã trở thành cây gia vị được nhiều người ưa chuộng.
Ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã chuyển màu đỏ thì sẽ giảm giá trị thương phẩm. Xác định thời gian thu hoạch đối với ớt ngọt rất quan trọng, vì thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu khách hàng
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già. Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái