Mô Hình Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ở Xã Vĩnh Trạch (An Giang)
Trồng nấm rơm trong nhà, hiện đang là mô hình đang được nhiều nông dân trong tỉnh An Giang triển khai thực hiện và đã cho năng suất, lợi nhuận hơn hơn gấp nhiều lần so với trồng trồng nấm thông thường.
Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
Vào năm 2013, Trung tâm khuyến nông tỉnh, phối hợp với Hội nông dân xã mở lớp tập huấn trồng nấm rơm, nấm bào ngư… ông cùng với người con đã đăng ký tham gia lớp này. Ông nhận thấy mô hình trồng nấm có thể mang lại hiệu quả cho gia đình.
Sau khi học xong khóa tập huấn, ông đã bắt tay vào trồng thử nghiệm mô hình trồng nấm rơm cả trong nhà và ngoài trời. Ông cho rằng, trồng nấm rơm ngoài trời do ảnh hưởng thời tiết như mưa, bão hay nắng nóng dẫn đến năng suất nấm.
Ông Tùng cho biết: Trước đây, sau khi thu hoạch lúa xong, ông Tùng thường bỏ một lượng rơm lớn ngoài đồng nhưng từ vụ hè thu năm 2013, ông đã tận dụng nguồn rơm dư thừa và khoảng trống xung quanh nhà gần 100 m2, rồi dùng tre, bạch đàn, để dựng nên “nhà trồng nấm”. Với diện tích đất này, ông trồng 03 công rơm tương đương với 600 chai meo. Cùng với đó ông trồng 03 công nấm rơm ngoài trời. Sau thời gian ủ rơm khoảng 01 tháng là nấm bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi đợt thu hoạch từ 15 đến 20 ngày. Giá bán thấp nhất 60 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên đến 80 ngàn/kg. Kết thúc vụ trồng nấm rơm trong nhà năng suất đạt 42 kg nấm, còn ngoài trời chỉ đạt 12kg. Từ đó ông thấy hiệu quả trồng nấm rơm trong nhà cao hơn ngoài trời rất nhiều vừa năng suất cao, vừa giảm chi phí trồng.
Qua thực tế mô hình trồng nấm rơm trong nhà có hiệu quả, hiện nay ông Nguyễn Thanh Tùng đã cất thêm 01 nhà trồng nấm rơm, nâng tổng diện tích đất của 02 nhà 149 m2, ông kê lên 04 tầng để diện tích trồng được nhiều hơn. Với diện tích này, mỗi vụ ông trồng được khoảng 03 ha rơm. Do nấm rơm có thời gian sinh trưởng ngắn, từ cấy meo đến thu hoạch chỉ có 45 ngày nên trồng được 5 vụ/năm, thời gian còn lại để cách ly làm vệ sinh nhà trồng sau mỗi vụ thu hoạch. Giá bán trung bình 600 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên tới 80 ngàn đồng/kg. Theo ông chiết tính, trừ hết chi phí ông thu lãi từ 100 đến 120 triệu đồng/năm.
Nấm rơm trồng trong nhà có nhiều ưu điểm: Được bao bọc xung quanh, cách ly với bên ngoài nên kiểm soát được độ ẩm thích hợp cho cây nấm phát triển, nấm không có mầm bệnh, chỉ sử dụng 1 lần thuốc cho vào mô rơm ở thời điểm cấy meo giống để bổ sung dinh dưỡng cho rơm, vì vậy cho ra sản phẩm nấm sạch an toàn cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch cho biết: Hộ nông dân Nguyễn Thanh Tùng, cũng như 03 hộ khác trong xã được hỗ trợ một phần kinh phí từ mô hình trồng nấm ăn ứng dụng công nghệ cao với số tiền khoảng 13 triệu đồng/hộ để làm chi phí đầu tư một số phương tiện trong quá trình sản xuất, chi phí dựng nhà, mua giống… nhờ vậy mà các hộ có điều kiện thực hiện tốt mô hình này. Hiện nay, mô hình trồng nấm rơm trong nhà so với các mô hình trồng rau màu khác có thời gian sinh trường tương đương như dưa leo, bầu, bí... thì nấm rơm là cho hiệu quả cao nhất.
Do nấm rơm trong nhà ít tốn chi phí, lợi nhuận cao, nông dân dễ dàng tiếp cận. Mô hình này có thể giúp người nông dân thoát nghèo bền vững. Vì vậy với mô hình này, Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch đang nhân rộng ra các hộ nghèo, khó khăn trong toàn xã. Về phía địa phương đang chủ động tìm đầu mối tiêu thụ ổn định và lâu dài, thành lập Tổ hợp tác rau màu tại địa phương trong đó có nấm rơm để các nông dân có thể trao đổi, học hỏi kỹ thuật sản xuất, góp phần giảm chi phí và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Related news
Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, phát triển kinh tế gia đình, các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn khép kín đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An áp dụng.
Ngọc nuôi cấy từ trai nước ngọt ở Ninh Bình có độ dày, rất tròn, kích cỡ to, màu sắc bóng đẹp cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi 1 ha nuôi trai lấy ngọc cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nông dân dễ dàng kiếm tiền tỷ mỗi năm.
Gần 20 năm qua, ngựa bạch trở thành con vật mũi nhọn trong chăn nuôi, mang lại đời sống giàu sang cho nhiều hộ dân xóm Phẩm. Đường làng Phẩm được bê tông hóa sạch đẹp. Cổng làng Phẩm được xây hoành tráng với tên làng ghi rõ: Làng nghề chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm...
rang trại vườn, ao, chuồng của gia đình ông Lê Tiến Nhật, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (Tây Ninh) từ lâu đã trở thành địa chỉ tham quan, học hỏi cách làm giàu của nhiều nông dân trong vùng.
Anh Đỗ Ngọc Quý, khu 3, xã Ngọc Đồng, huyện miền núi Yên Lập (Phú Thọ) không chỉ là một trong những nông dân làm gia tăng thêm giá trị của hàng nông, lâm sản mà còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 40 lao động nông thôn.