Mô hình trồng mãng cầu hiệu quả kinh tế tại Cần Giờ (TP.HCM)

Đặc biệt, vùng đất này được thiên nhiên ban tặng nên trồng loại cây ăn quả nào cũng có mùi vị ngọt ngào, mặn mà của biển. Một trong loại trái cây nổi tiếng trong đó có Xoài cát hòa lộc và Mãng cầu.
Mãng cầu Cần Giờ là một trong những loại trái cây có thương hiệu được nhiều ngườii ưa chuộng. Chính vì vậy, Trạm khuyến nông Cần Giờ đã tiến hành triển khai thực hiện mô hình trồng và phát triển cây mãng cầu với diện tích mô hình 3,3 ha ven biển trên địa bàn xã Long hòa. Mô hình được triển khai với mục tiêu phát triển giống mãng cầu Na có trái to và dai. Đây là mô hình góp phần chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao hiệu quả cho nông dân trong vùng.
Khuyến nông TP đã đầu tư 100% giống cây cho bà con nông dân xã Long Hòa. Đã chuyển giao quy trình kỹ thuật như: tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, cách chọn giống cầu, thiết kế vườn trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Sau một năm trồng bà con đã thực hiện đúng quy trình, kết quả cho thấy tỷ lệ sống cây đạt trên 80%, chiều cao cây từ 0,9 – 1m, đường kính tán lá 0,6 - 0,7m, đường kính góc trung bình 3 - 5cm. Mặc dù đây là vùng đất cát pha, bị nhiễm phèn, mặn, nhưng chỉ sau 12 tháng trồng, cây mãng cầu phát triển đều, cây xanh tốt, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, ước tính sau 3 năm trồng, cây mãng cầu sẽ cho trái bình quân 7kg cây/năm lần thứ nhất.
Từ năm thứ 4 trở đi, mãng cầu sẽ cho sản lượng ổn định từ 10 - 15kg/năm. Với giá bình quân 20.000 đồng/kg. Năm đầu tiên thu hoạch, bà con nông dân thu được 70 - 80 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các khoản chi phí khác nông hộ lãi khoản 46 triệu đồng/1ha.
Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình mà còn mang lại hiệu quả xã hội, giúp người trồng mãng cầu nâng cao trình độ sản xuất, tiếp cận và ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Mô hình thành công sẽ mang lại thu nhập cho người trồng mãng cầu cải thiện đời sống và vươn lên làm giàu, đồng thời góp phần quan trọng việc thực hiện chuyển đổi và đa dạng hóa cây trồng và tăng thu nhập đời sống cho người dân, góp một phần 19 tiêu chí nông thôn mới tại Xã Long Hòa nói riêng, tiến tới Cần Giờ đạt huyện nông thôn mới năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.

Từ cuối tháng 9 đến nay, nông dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai như Thanh Mai, Bích Hòa, Cao Dương, Hồng Dương... hối hả bước vào vụ gặt. Theo các hộ nông dân, thời tiết nắng ráo như hiện nay rất thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản thóc. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện Thanh Oai gieo cấy 6.666 ha, trong đó, diện tích cấy các giống lúa lai có năng suất và chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, BC15, lúa lai Thái Xuyên 111... chiếm khá lớn.

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất lúa gạo của Đồng Tháp liên tục tăng mạnh. Diện tích gieo trồng hằng năm ước đạt 500 nghìn ha, sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Năm 2013, diện tích trồng lúa của tỉnh tăng 514.803 ha, sản lượng 3,3 triệu tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay.

Trước đây, ở Thanh Hóa nhiều người chỉ coi vụ xuân và vụ mùa mới là vụ sản xuất chính, chưa mấy coi trọng sản xuất vụ đông. Nhiều năm gần đây, các giống lúa ngắn ngày được lai tạo và du nhập ngày càng nhiều nên thời gian cho vụ đông được kéo dài, thuận lợi cho việc sản xuất.

Huyện Hàm Thuận Nam có diện tích thanh long dẫn đầu Bình Thuận. Trong những năm gần đây, người dân địa phương này đã quen dần thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với cây trồng chủ lực thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các nước trong khu vực…