Mô Hình Trồng Chuối Thoát Nghèo Ở Khuổi Đác

Theo tập tục canh tác từ xưa, người Dao ở Khuổi Đác, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) chỉ biết phát đồi làm nương trồng ngô chứ không biết làm ruộng.
Ngô trồng một mùa trên đất dốc, lại không được chăm bón nên năng suất thấp, người dân thường xuyên bị cái nghèo, cái đói ám ảnh. Năm 2011, khi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đưa mô hình trồng chuối về triển khai tại địa phương, gia đình chị, một hộ nghèo nhất thôn Khuổi Đác, lại là hộ đầu tiên đăng ký tham gia và được dự án hỗ trợ về cây giống.
Chị Phượng tâm sự: “Ban đầu nhiều người nói tôi bị điên, vì đã có nhiều dự án vào xã nhưng không thành công, nên mô hình này rồi sẽ chết yểu. Tôi vẫn đăng ký tham gia, vì thấy cán bộ tổ chức tập huấn ngay tại thực địa, cầm tay chỉ việc cho bà con chứ không phổ biến lý thuyết suông như những dự án trước”.
Ngoài 200 cây giống được hỗ trợ, chị mạnh dạn mua thêm 600 cây con về trồng. Có sự hướng dẫn của cán bộ dự án, chị Phượng đã biết cách chăm sóc như phát cỏ, làm gốc, ủ phân vi sinh để bón cho cây. Cây chuối trước đây không được chăm sóc nên quả rất nhỏ, chỉ 3 – 4 nải một cây. Nay ít nhất mỗi cây cũng cho 6 nải (khoảng 20kg), quả to và đều. Ban đầu chuối cho thu hoạch theo lứa, khoảng 3 tháng/lần.
Đến nay, vườn chuối của gia đình chị Phượng có thể thu hoạch liên tục từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần được 1,5 – 2 triệu đồng. “Là sản phẩm sạch 100% nên chuối do gia đình trồng rất được ưa chuộng. Thương lái thường tìm đến tận vườn mua với giá 3.000 đồng/kg quả, 2.000 đồng/kg hoa chuối. Còn thân cây không bán được thì dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc ủ phân xanh. Một cây chuối khi lớn sẽ cho 3 cây con nên không phải mất công trồng lại”- chị Phượng cho biết.
Không chỉ giúp gia đình thoát nghèo, chị Phượng còn hỗ trợ cây giống miễn phí và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong thôn. Năm 2013, chị hỗ trợ những người mới tham gia mô hình 300 cây giống, và cùng cán bộ dự án hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc để đạt hiệu quả cao. Ngoài chuối là giống cây chủ lực, gia đình chị còn trồng xen kẽ gừng và cây lá khôi (một loại cây dược liệu dùng để chữa bệnh dạ dày).
Năm 2012, chị bán được 8 tạ gừng, thu về hơn 3 triệu đồng, 100 gốc khôi trồng thử nghiệm cũng cho thu hoạch 6 kg lá khô với giá 150.000 đồng/kg. Trung bình một năm, gia đình chị Phượng thu được từ chuối, gừng và lá khôi hơn 120 triệu đồng.
Chị Hà Thị Tươi – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mai Lạp đánh giá: “Từ khi đưa mô hình trồng chuối về xã, Hội Phụ nữ đã tích cực triển khai tới các thôn, bản. Chị Phượng là người đầu tiên mạnh dạn thử nghiệm và bước đầu đạt được thành công. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành nhân rộng mô hình này để chị em có việc làm, tăng thêm thu nhập trong thời gian khó khăn”.
Có thể bạn quan tâm

Đến ngày 14.6, tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà – nơi nuôi tôm hùm nhiều nhất nước, giá tôm hùm thương phẩm loại 1 chỉ còn 800.000 đồng/kg, so với trước đây khoảng 2,8 triệu đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ nhiều năm nay.

Với sự siêng năng, cần cù, chịu khó, mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng (VACR) của ông Trần Văn Khải ngụ ấp Ông Gồng, xã Tân Đông (Tiền Giang) cho thu nhập 100 triệu đồng/năm

Tùy theo trọng lượng mà lươn có giá bán từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí thì gia đình tôi có lãi từ 3 - 4 triệu đồng. Nuôi lươn như một cách làm xoay vòng, để qua mùa nước nổi thì gia đình tôi đã có một số tiền kha khá để sống đến vụ lúa Đông xuân rồi”.

Ông Nguyễn Văn Thuyết (khóm 10, phường 1, TP. Bạc Liêu) nhờ nuôi rắn mối mà trở thành tỷ phú. Với diện tích nuôi rắn khoảng 2.000 m2, mỗi năm, ông Thuyết thu về bạc tỷ. Hiện nay, Hội nông dân TP. Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình này với hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú nông dân.

Cá rô phi (tên khoa học là Tilapia) là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ. Đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là cá điêu hồng và rô phi sông Nile