Mô Hình Trồng Cam Xen Ổi

Mô hình trồng thâm canh cây cam xen ổi do Huyện đoàn Thanh Chương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm thuộc Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương xây dựng đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.Tại xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, Nghệ An mô hình trồng thâm canh cây cam xen ổi do Huyện đoàn Thanh Chương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm thuộc Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương xây dựng đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Đây là mô hình nhằm thực hiện phong trào “đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm”, xây dựng mô hình kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN).
Mô hình thâm canh “trồng cam xen ổi” được triển khai trên quy mô 20 ha với 40 hộ là ĐVTN tham gia, được tiến hành thử nghiệm trong thời gian 4 năm. Theo đó, cam là loại cây chủ đạo, giống được trồng là cam xã Đoài và cam Bù. Ổi được trồng từ giống ổi Đài Loan và ổi Đông Dư.
Đây là các loại giống có năng suất, chất lượng cao. Theo mô hình được triển khai tại xã Thanh Nho thì cứ 3 cây cam trồng xen 1 cây ổi, và chúng có chức năng tương tác, hỗ trợ nhau trong vấn đề phòng trừ sâu bệnh suốt quá trình phát triển.
Để chương trình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trước khi triển khai cán bộ Trung tâm đã trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các ĐVTN.
Ngoài ra, tham gia mô hình này các gia đình còn được hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kinh phí chăm sóc ba năm đầu. Ông Nguyễn Hữu Hiếu - cán bộ Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương cho biết, lý do để Viện triển khai mô hình “trồng cam xen ổi” là để tận dụng những ưu thế của hai loại cây này đặng tương hỗ cho nhau trong phòng trừ sâu bệnh.
Theo giải thích của kỹ sư Hiếu thì cây cam thường bị nhiễm bệnh, các bệnh này lây truyền là do nguồn giống bị nhiễm bệnh và tác nhân khác là rầy.
Giống sạch bệnh thì giải quyết được vấn đề nguồn bệnh, còn với tác nhân truyền bệnh thì qua nghiên cứu, một loại chất đặc biệt trên cây ổi sẽ xua đuổi rầy nên vùng có cây ổi thì rầy không hoặc ít xuất hiện.
Do vậy, ngoài việc chọn giống tốt, sạch bệnh thì việc trồng ổi xen cam là biện pháp tối ưu nhất để phòng bệnh cho cam. Mô hình này cũng là mô hình đầu tiên được trồng thí điểm tại Nghệ An.
Ngay sau khi mô hình được triển khai vào cuối năm 2009, 40 hộ đoàn viên thanh niên của xã Thanh Nho đã tiến hành trồng và chăm sóc mô hình này một cách chu đáo.
Đến nay, phần lớn các vườn cam xen ổi này đã được gia đình các đoàn viên trồng mới và mặc dù chỉ là giai đoạn đầu của mô hình nhưng nhiều người đã tin tưởng vào hiệu quả của nó.
Anh Lê Văn An, chủ một trong những vườn cam xen ổi được trồng từ mô hình này phấn khởi: Tham gia vườn cây này, chúng tôi ngoài việc được hỗ trợ kinh phí, cây giống còn được sự chỉ dẫn tận tình của cán bộ phòng Nông nghiệp và Viện nghiên cứu rau quả Trung ương nên rất yên tâm.
Để góp phần mang lại hiệu quả cao từ mô hình, thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Huyện đoàn Thanh Chương đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước bằng phương pháp tưới phun mưa cho vườn cam trên diện tích gần 2 ha.
Mô hình này có giá trị gần 164 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 126 triệu đồng, được thực hiện tại hộ anh Võ Văn Lành ở Chi đoàn 10 xã Thanh Nho.
Cũng nằm trong chương trình này, Viện Ngiên cứu Rau quả Trung ương đang kết hợp đưa vào trồng khảo nghiệm một số giống mới cho năng suất, chất lượng cao như giống quýt PQI, giống cam không hạt Valenxia II ở diện tích nhỏ và tiếp tục khảo sát trên toàn huyện để có kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình cho ĐVTN vào các năm tiếp theo.
Anh Lê Đình Thọ - Huyện đoàn Thanh Chương cho biết: Với việc thử nghiệm thành công mô hình trồng cam xen ổi và phương pháp tưới phun mưa tiết kiệm, thời gian tới Huyện đoàn sẽ phối hợp, đề xuất để nhân rộng mô hình ra toàn huyện, góp phần tạo công ăn việc làm cho ĐVTN.
Thậm chí với mô hình này, Huyện đoàn đang kỳ vọng vào sự làm giàu chính đáng của đoàn viên ngay chính trên quê hương mình.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Thời điểm hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bình Định đang vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi vụ 1. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng thời điểm này đang giảm mạnh khiến cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.

Theo đó, trong giai đoạn 2014 – 2017 BIDV dành 15.000 tỷ đồng để cho vay cho các đối tượng: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Cho vay nâng cấp năng lực các nhà máy đóng tàu, cho vay ngắn hạn thi công đóng tàu;