Trang chủ / Cây công nghiệp / Ca cao

Mô hình trồng ca cao xen dừa cho năng suất, lợi nhuận cao

Mô hình trồng ca cao xen dừa cho năng suất, lợi nhuận cao
Tác giả: Thái Hà
Ngày đăng: 15/11/2017

Tại Ấn Độ cho thấy việc trồng dừa xen ca cao làm tăng 55% năng suất dừa so với trồng chuyên. Việc tăng năng suất này được giải thích bởi các nhà khoa học là do lượng lớn lá ca cao rụng làm giảm xói mòn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng trong đất, duy trì ẩm độ đất trong mùa khô.

Trồng dừa xen ca cao có thể làm tăng 55% năng suất dừa so với trồng chuyên. Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, xét về năng lực bố trí cây trồng xen trong vườn dừa, theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia về dừa ở trong nước cũng như trên thế giới; chính việc không bố trí cây trồng xen trong vườn dừa là một sự lãng phí lớn. 

Xét riêng trong mối liên quan giữa ca cao với dừa, cây ca cao tỏ ra rất phù hợp với việc đưa vào trồng xen trong vườn dừa. So với việc trồng xen trong các vườn cây khác, ca cao trong vườn dừa tỏ ra khỏe và an toàn hơn trước các thách thức của thiên nhiên. Việc nghiên cứu và thực hiện mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa cũng đã được thực hiện từ nhiều năm trước trên thế giới.

Trong thí nghiệm trồng xen được theo dõi trong suốt 9 năm ở Philipin cho thấy không có ảnh hưởng xấu đến năng suất dừa khi trồng xen ca cao. Ngoài ra còn một nghiên cứu khác cũng của Philippin, cho thấy khi trồng xen ca cao trong vườn dừa có đầu tư thâm canh còn làm năng suất dừa tăng lên rõ rệt.

Tại Ấn Độ cho thấy việc trồng xen ca cao làm tăng 55% năng suất dừa so với trồng chuyên. Việc tăng năng suất này được giải thích bởi các nhà khoa học là do: lượng lớn lá ca cao rụng làm giảm xói mòn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng trong đất, duy trì ẩm độ đất trong mùa khô. Đặc biệt, lá ca cao còn làm tăng nguồn hữu cơ, làm gia tăng đáng kể mật số các loại vi sinh vật hữu ích (cố định đạm, phân giải lân…) trong đất, từ đó giúp cho bộ rễ dừa hoạt động tốt, độ phì nhiêu đất được duy trì.

Trên thực tế, ở tỉnh Bến Tre có nhiều mô hình trồng ca cao xen trong vườn dừa nếu được chăm sóc hợp lý đã giúp người dân tăng thêm thu nhập không nhỏ trên cùng diện tích. Mô hình ca cao trồng xen trong vườn dừa của anh Nguyễn Văn Thanh ở ấp Vĩnh Hòa, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam là một điển hình.

Anh Thanh cho biết: “Cây ca cao trồng xen trong vườn dừa dễ đạt kết quả so với các loại cây trồng khác nếu được đầu tư, chăm sóc tốt. Đặc biệt là khâu tỉa cành tạo tán, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây". Việc anh Thanh bón phân đều đặn cho các loại cây trồng trên mảnh vườn định kỳ 2 tháng/lần, ngoài cây ca cao đạt năng suất cao, cây dừa cũng cho trái sai. 

Với mô hình trồng xen đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định, từ năm 2012 đến 2014, anh Thanh được bình chọn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Mô hình vườn ca cao mẫu của anh Thanh là một trong các mô hình điểm để dự án chọn cho nông dân trồng ca cao chứng nhận tham quan, học hỏi kỹ thuật canh tác ca cao. 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật bón phân cho cây ca cao Kỹ thuật bón phân cho cây ca cao

Ca cao là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng cao với đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây.

30/09/2016
Biện pháp tỉa cành nâng cao năng suất ca cao thời kỳ kinh doanh Biện pháp tỉa cành nâng cao năng suất ca cao thời kỳ kinh doanh

Nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% năng suất ca cao.Tỉa cành tạo tán là biện pháp chính để nâng cao năng suất ca cao kinh doanh.

30/09/2016
Những biện pháp nâng cao năng suất ca cao trong giai đoạn kinh doanh Những biện pháp nâng cao năng suất ca cao trong giai đoạn kinh doanh

Cây ca cao là một trong những cây trồng mới có tiềm năng ở Đồng bằng Sông Cữu Long. Ngoài trồng thuần như các loại cây trồng khác, ca cao có thể phát triển dưới nhiều cây trồng khác nhau như xen dưới tán dừa, tán cây ăn quả và cũng thích nghi được nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% sản lượng. Do đó cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao năng suất giai đoạn kinh doanh là cần thiết.

30/09/2016