Kỹ thuật bón phân cho cây ca cao

Nhu cầu và kỹ thuật bón phân cho cây ca cao như sau:
Thời kỳ cây ca cao kiến thiết cơ bản: Bón lót cho mỗi hố 7 - 10kg phân chuồng hoai + 0,5kg vôi bột + 0,5kg phân lân (super lân, lân nung chảy) + 2kg phân hữu cơ sinh học HVP 401 H hoặc HVP 401 B + 200gram HVP Oganic/cây trước khi trồng 10 - 15 ngày.
Bón đủ các loại phân đa, trung, vi lượng sẽ giúp cây ca cao đạt năng suất cao.
Ở giai đoạn này, cây cần nhiều đạm, lân, một ít kali và trung vi lượng để phát triển bộ rễ, thân lá. Phân bón cho cây lúc này là các loại phân NPK-20-20-15 hoặc 16-16-8, lượng bón tùy theo tuổi cây. Năm thứ nhất bón 0,2 - 0,3kg/cây. Năm thứ hai: 0,5 -0,6kg/cây. Năm thứ ba: 0,6 - 0,8kg/cây. Lượng phân này chia ra bón làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô.
Có thể phun thêm phân bón lá HVP để giúp cây ca cao phát triển nhanh. Sau trồng 7 ngày tưới gốc 1 lần HVP 6-6-4 K-HUMAT nhằm kích thích rễ ra mạnh hấp thu nhiều dinh dưỡng. Kết hợp sử dụng HVP 1601 WP (21-21-21) phun lên lá định kỳ 7 ngày/lần.
Thời kỳ cây ca cao kinh doanh, các loại phân cần bón như sau: Phân hữu cơ, bón cho mỗi cây 7 - 10kg phân chuồng hoai + 0,5kg phân lân (super lân, lân nung chảy) + 2kg phân hữu cơ sinh học HVP 401 B + 100gram HVP Oganic. Lượng phân trên chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Vôi bột: Bón 300 - 400kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
Phân hóa học: Phân trộn NPK gồm phân urê, super lân, KCl với tỷ lệ 1 - 3 - 2 (dạng phân thương mại) với lượng bón từ 1,5 - 2kg/cây/năm. Lượng phân trên chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng mặt 0 - 30cm) nên cần bón phân trong lớp đất mặt. Bón theo đường chiếu của vành tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi hay rửa trôi.
Phân bón lá: Do đặc điểm ra hoa kết quả xen kẽ liên tục quanh năm nên cây ca cao cần được bổ sung dinh dưỡng kịp thời để hạn chế hiện tượng héo trái non do sinh lý. Sau khi cây ra hoa rộ và đậu trái non, sử dụng HVP - 1001.S (6.20.20) phun lên lá 2 lần cách nhau 14 ngày/lần. Xen kẽ giữa 2 lần phun HVP - 1001.S (6.20.20) sử dụng HVP giàu canxi + giàu bo + giàu lân + giàu manhê để chống rụng trái non. Sau đó, sử dụng HVP 6.30.30 - siêu to hạt phun định kỳ 10 ngày/lần đến khi thu hoạch trái.
Có thể bạn quan tâm

Trong giai đọan này, mục đích chính của việc tỉa cành là tạo mọi điều kiện cho cây có một thân ghép duy nhất khỏe, mọc thẳng đứng và phân nhiều cành cấp 1 để làm cơ sở cho cây ca cao có dạng hình và bộ khung tán chuẩn trong thời gian sớm nhất.

Cây Ca cao (Theobroma cacao) thích hợp trồng ở Việt Nam. Theo dự án phát triển ca cao của Bộ Nông Nghiệp & PTNT diện tích trồng ca cao là 20.000 ha vào năm 2010 và tăng lên 100.000 ha vào năm 2020, gồm 4 khu vực tiềm năng là duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Trung Nam bộ.

Thiết kế vườn là công việc xác định vị trí trồng ca cao và xác định vị trí để trồng cây che bóng, chắn gió trong vườn phù hợp yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho ca cao sinh trưởng và phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế.
Tin thuộc Ca cao

Bệnh thối đen quả ca cao do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xác định tác nhân gây bệnh và biện pháp quản lý tổng hợp

Tìm hiểu và hướng dẫn kỹ thuât phòng trừ sâu bệnh hại ca cao

Tìm hiểu và hướng dẫn kỹ thuât phòng trừ sâu bệnh hại ca cao

Tìm hiểu và hướng dẫn kỹ thuât phòng trừ sâu bệnh hại ca cao

Giống như những loại cây trồng khác, ca cao cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công. Trong đó phổ biến nhất là bọ xít muỗi và bệnh loét thân phát triển mạnh

Việc tăng năng suất này được giải thích bởi các nhà khoa học là do lượng lớn lá ca cao rụng làm giảm xói mòn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng trong đất, duy trì ẩm

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn