Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).
Giống thỏ trắng New Zealand vốn được nuôi phổ biến ở châu u, Mỹ, là giống thỏ có bộ lông dày, màu trắng, mắt màu hồng, một năm có thể đẻ 6-7 lứa. Nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, mỗi lứa từ 6-7 con. Thỏ trưởng thành đạt trọng lượng 4,5-5,5kg/con.
Để phát triển mô hình nuôi thỏ, chị Thảo đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật, mua 500 con thỏ giống (100 thỏ đực và 400 thỏ cái). Sau 3 tháng nuôi, thỏ bắt đầu sinh sản. Đến nay, đàn thỏ đã sinh sản được 6 lứa, gia đình chị đã xuất bán được trên 16 tấn thỏ giống và thịt (tương đương với gần 5.000 con), giá bán trung bình thỏ giống là 120.000 đồng/kg, thỏ thịt từ 90-100.000 đồng/kg.
Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, chị Thảo đã ký hợp đồng với Công ty Nippon Zoki Nhật Bản, có nhà máy sản xuất dược phẩm với nguồn nguyên liệu được chiết xuất từ da thỏ trắng tại tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, trại thỏ của chị sẽ là nơi cung cấp giống và thu mua toàn bộ sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng của bà con trong vùng cho công ty.
Từ mô hình của gia đình chị Thảo, hàng chục hộ dân ở huyện Nga Sơn đã đầu tư chăn nuôi thỏ và cho hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.
Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.
Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.