Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đạt hiệu quả tốt
Mỗi hộ xây dựng một chuồng nuôi có diện tích 20m2/ô, thả nuôi 10 heo con có trọng lượng từ 10 - 15kg/con. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn làm đệm lót bằng chế phẩm balasa N01 trộn với trấu và mùn cưa rải thành 2 lớp có bề dày 60cm.
Ông Nguyễn Kim Hùng tham gia mô hình cho biết: Qua 3 tháng nuôi, đàn heo đạt trọng lượng bình quân 80kg/con. Mô hình này giúp giải quyết mùi hôi từ chất thải của heo, tiết kiệm công lao động, điện nước do không cần tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, ít dịch bệnh. Tốc độ phát triển của đàn heo đồng đều hơn so với cách nuôi truyền thống.
Từ hiệu quả của mô hình, trong năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn tiếp tục triển khai 3 mô hình chăn nuôi gà, heo sử dụng đệm lót sinh học tại các xã Tây Vinh, Tây An và Tây Xuân.
Có thể bạn quan tâm
Anh Trần Văn Út Lia, ở ấp 4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy cho biết, hiện các nhà vườn đang dưỡng cây chuẩn bị xử lý ra hoa để bán dịp tết nên nhiều vườn thanh long chưa thể cho trái ngay lúc này. Mặt khác, trồng thanh long nghịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh trong khi tỷ lệ đậu trái không cao. Trước thông tin thanh long tăng giá mạnh, nhà vườn rất phấn khởi và kỳ vọng giá thanh long ổn định từ nay đến Tết Ất Mùi.
Đây là 2 mô hình được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai theo Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, HTX hoa, quả Xuân Mai và Hội Nông dân thị trấn Xuân Mai đã xây dựng thành công nhãn hiệu "Bưởi Chương Mỹ"; HTX Nông nghiệp xã Kim An xây dựng thành công nhãn hiệu "Cam đường Kim An".
Những năm gần đây, mít Thái được bà con nông dân huyện Chơn Thành (Bình Phước) đưa vào trồng nhiều do dễ trồng, chăm sóc và khoảng 2,5 năm cho thu hoạch. Những năm trước, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm 2014, đến thời điểm này, thị trường mít rớt giá quá mạnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, làm cho bà con nông dân điêu đứng, dở khóc, dở mếu.
Về vùng chuyên canh thanh long trong những ngày này vào ban đêm, gần như đến nơi nào chúng tôi cũng thấy ánh đèn điện sáng choang phát ra từ những vườn thanh long làm rực sáng cả vùng quê. Hỏi ra mới biết, thời điểm này, nông dân đang tập trung xông đèn xử lý thanh long cho trái nghịch vụ.
“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.