Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đạt hiệu quả tốt

Mỗi hộ xây dựng một chuồng nuôi có diện tích 20m2/ô, thả nuôi 10 heo con có trọng lượng từ 10 - 15kg/con. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn làm đệm lót bằng chế phẩm balasa N01 trộn với trấu và mùn cưa rải thành 2 lớp có bề dày 60cm.
Ông Nguyễn Kim Hùng tham gia mô hình cho biết: Qua 3 tháng nuôi, đàn heo đạt trọng lượng bình quân 80kg/con. Mô hình này giúp giải quyết mùi hôi từ chất thải của heo, tiết kiệm công lao động, điện nước do không cần tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, ít dịch bệnh. Tốc độ phát triển của đàn heo đồng đều hơn so với cách nuôi truyền thống.
Từ hiệu quả của mô hình, trong năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn tiếp tục triển khai 3 mô hình chăn nuôi gà, heo sử dụng đệm lót sinh học tại các xã Tây Vinh, Tây An và Tây Xuân.
Related news

Ngày 26/5, tại Thái Bình, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất đông xuân 2014 - 2015, triển khai kế hoạch hè thu, vụ mùa và định hướng vụ đông 2015 các tỉnh phía Bắc.

Những năm gần đây, mô hình trồng mồng tơi lấy hạt phát triển và đem lại lợi nhuận khá cho nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh An Giang. Tuy nhiên, ở xã Long An (TX. Tân Châu), mô hình này chỉ mới bắt đầu phát triển từ đầu năm 2014, tập trung trồng nhiều nhất ở ấp Tân Hòa B2.
Hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và liên kết tiêu thụ khoai lang Bình Tân” do Sở Nông nghiệp- PTNT, UBND huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức vừa diễn ra trong lúc giá cả khoai lang đang xuống thấp, sâu bệnh có chiều hướng gia tăng.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở ven tuyến quốc lộ 91B thuộc quận Ô Môn và quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã tìm hướng đi mới bằng việc canh tác cây đậu phộng (lạc) trái mùa. Mô hình này đã và đang đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định.