Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Vùng Lạc Địa, Huyện Ba Tri

Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Vùng Lạc Địa, Huyện Ba Tri
Ngày đăng: 24/02/2014

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.

Cá sặc rằn thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa hàng năm nhiều, những nơi nước lợ, có hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng oxy hoà tan và độ pH thấp. Cá sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C và pH nước trung tính. Ở Bến Tre, vùng Lạc địa xã Phú Lễ, huyện Ba Tri là nơi có điều kiện sinh thái tự nhiên mà cá sặc rằn có thể sinh sản, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Lạc ở ấp 2, xã Phú Lễ huyện Ba tri là một trong những nông dân điển hình trong phong trào nuôi cá sặc rằn ở vùng Lạc địa. Với 3 ngàn m2 mặt nước, mỗi năm, anh thu được 20 triệu đồng sau khi trừ đi chi phí. Trao đổi với chúng tôi, anh Lạc cho biết, hiện nay, nguồn cá giống đã được anh cho sinh sản tự nhiên. Để có nguồn cá giống tốt, anh tiến hành lai tạo và hoán đổi cá bố mẹ được tuyển chọn sau mỗi vụ nuôi.

Ngoài ra, anh còn nghiên cứu làm các giá thể cho cá đẻ bằng cách thả cành trâm bầu khô xuống ao, tạo những ổ cho cá đẻ tự nhiên, sau đó cho cá nở tại chỗ hoặc vớt sang ao khác. Trong điều kiện tự nhiên, vào mùa hè khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian cá đẻ. Thông thường, khoảng 1 năm, cá thành thục sinh sản lần đầu. Trung bình, mỗi cá mẹ đẻ khoảng 25 ngàn trứng/đợt.

Để phân biệt cá đực, cá cái có thể dễ dàng nhận thấy qua những đặc điểm như: cá đực có tia vi chạm dài tới đuôi, trong khi cá cái ngắn hơn.

Cá đực có đường sắc tố chạy dài từ sống lưng xuống bụng rõ ràng, cá cái không có màu sắc trên thân và vi. Trong ao nuôi, anh Lạc luôn giữ lại 30 cặp cá bố mẹ để làm giống. Ao ương cá cần có đủ ánh sáng, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, nếu sử dụng những ao thiếu ánh sáng thì kết quả ương nuôi sẽ thấp. Vì vậy, không nên để bóng cây che lên mặt ao.

Về kỹ thuật nuôi cá sặc rằn, anh Lạc cho biết, phải quản lý tốt các công đoạn từ chăm sóc cá giống, cải tạo ao nuôi và chăm sóc cá thương phẩm. Độ sâu ao nuôi từ 1 đến 1,5m, gần nguồn nước sạch và cấp thoát nước chủ động. Mật độ cá nuôi từ 15 đến 20 con/m2.

Cá giống trước khi thả nuôi phải khoẻ mạnh, không xây xát, không dị hình và phải đồng cỡ. Nguồn thức ăn cho cá sặc rằn thương phẩm gồm: cám, bột cá xay nhỏ, ruốc. Khẩu phần thức ăn từ 5 đến 7% trọng lượng cá/ngày. Khi cá còn nhỏ, hoà bột đậu xanh và trứng gà làm thức ăn. Cần làm sàn đựng thức ăn để dẽ dàng kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày. Cho cá ăn bình quân 2 lần/ngày.

Nên thường xuyên quan sát ao cá để kịp thời phát hiện cá bị bệnh và điều trị.

Sau 8 đến 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 100 đến 150gr/con và có thể thu hoạch. Nên thu hoạch tỉa theo từng đợt và thu hoạch cá lúc trời mát. Mô hình nuôi cá sặc rằn vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri tương đối dễ áp dụng và có thu nhập cao, được Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre khuyến khích nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Tôm Được Kỳ Vọng Cao Xuất Khẩu Tôm Được Kỳ Vọng Cao

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.

11/08/2014
Nông Sản Xuất Sang Trung Quốc Giảm Mạnh Nông Sản Xuất Sang Trung Quốc Giảm Mạnh

Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.

11/08/2014
Nguy Cơ Dịch Chổi Rồng Trên Chôm Chôm Nguy Cơ Dịch Chổi Rồng Trên Chôm Chôm

Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.

11/08/2014
Bệnh Chổi Rồng Ở Tiền Giang Đầu Tư Lớn, Hiệu Quả Chưa Cao Bệnh Chổi Rồng Ở Tiền Giang Đầu Tư Lớn, Hiệu Quả Chưa Cao

Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.

11/08/2014
Khi Nông Dân… Chê Tiền Khi Nông Dân… Chê Tiền

Hỗ trợ để nông dân bảo vệ đất lúa, nghĩa là khi thấy trồng một loại cây khác có lợi hơn trồng lúa, người nông dân bỏ lúa chuyển sang trồng cây đó, khiến diện tích đất lúa có nguy cơ bị thu hẹp, thì số tiền “hỗ trợ” kia sẽ là phần bù đắp cho họ, để họ giữ lại đất lúa nhưng vẫn có lợi nhuận ngang bằng với việc trồng cây khác.

11/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.