Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Vùng Lạc Địa, Huyện Ba Tri

Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Vùng Lạc Địa, Huyện Ba Tri
Publish date: Monday. February 24th, 2014

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.

Cá sặc rằn thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa hàng năm nhiều, những nơi nước lợ, có hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng oxy hoà tan và độ pH thấp. Cá sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C và pH nước trung tính. Ở Bến Tre, vùng Lạc địa xã Phú Lễ, huyện Ba Tri là nơi có điều kiện sinh thái tự nhiên mà cá sặc rằn có thể sinh sản, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Lạc ở ấp 2, xã Phú Lễ huyện Ba tri là một trong những nông dân điển hình trong phong trào nuôi cá sặc rằn ở vùng Lạc địa. Với 3 ngàn m2 mặt nước, mỗi năm, anh thu được 20 triệu đồng sau khi trừ đi chi phí. Trao đổi với chúng tôi, anh Lạc cho biết, hiện nay, nguồn cá giống đã được anh cho sinh sản tự nhiên. Để có nguồn cá giống tốt, anh tiến hành lai tạo và hoán đổi cá bố mẹ được tuyển chọn sau mỗi vụ nuôi.

Ngoài ra, anh còn nghiên cứu làm các giá thể cho cá đẻ bằng cách thả cành trâm bầu khô xuống ao, tạo những ổ cho cá đẻ tự nhiên, sau đó cho cá nở tại chỗ hoặc vớt sang ao khác. Trong điều kiện tự nhiên, vào mùa hè khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian cá đẻ. Thông thường, khoảng 1 năm, cá thành thục sinh sản lần đầu. Trung bình, mỗi cá mẹ đẻ khoảng 25 ngàn trứng/đợt.

Để phân biệt cá đực, cá cái có thể dễ dàng nhận thấy qua những đặc điểm như: cá đực có tia vi chạm dài tới đuôi, trong khi cá cái ngắn hơn.

Cá đực có đường sắc tố chạy dài từ sống lưng xuống bụng rõ ràng, cá cái không có màu sắc trên thân và vi. Trong ao nuôi, anh Lạc luôn giữ lại 30 cặp cá bố mẹ để làm giống. Ao ương cá cần có đủ ánh sáng, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, nếu sử dụng những ao thiếu ánh sáng thì kết quả ương nuôi sẽ thấp. Vì vậy, không nên để bóng cây che lên mặt ao.

Về kỹ thuật nuôi cá sặc rằn, anh Lạc cho biết, phải quản lý tốt các công đoạn từ chăm sóc cá giống, cải tạo ao nuôi và chăm sóc cá thương phẩm. Độ sâu ao nuôi từ 1 đến 1,5m, gần nguồn nước sạch và cấp thoát nước chủ động. Mật độ cá nuôi từ 15 đến 20 con/m2.

Cá giống trước khi thả nuôi phải khoẻ mạnh, không xây xát, không dị hình và phải đồng cỡ. Nguồn thức ăn cho cá sặc rằn thương phẩm gồm: cám, bột cá xay nhỏ, ruốc. Khẩu phần thức ăn từ 5 đến 7% trọng lượng cá/ngày. Khi cá còn nhỏ, hoà bột đậu xanh và trứng gà làm thức ăn. Cần làm sàn đựng thức ăn để dẽ dàng kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày. Cho cá ăn bình quân 2 lần/ngày.

Nên thường xuyên quan sát ao cá để kịp thời phát hiện cá bị bệnh và điều trị.

Sau 8 đến 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 100 đến 150gr/con và có thể thu hoạch. Nên thu hoạch tỉa theo từng đợt và thu hoạch cá lúc trời mát. Mô hình nuôi cá sặc rằn vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri tương đối dễ áp dụng và có thu nhập cao, được Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre khuyến khích nhân rộng.


Related news

Nhiều tàu câu mực đạt doanh thu hàng tỷ đồng/chuyến biển Nhiều tàu câu mực đạt doanh thu hàng tỷ đồng/chuyến biển

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

Thursday. July 2nd, 2015
Cần nhân rộng mô hình nuôi dê nhốt chuồng Cần nhân rộng mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Thursday. July 2nd, 2015
Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh

Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.

Thursday. July 2nd, 2015
Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún

Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…

Thursday. July 2nd, 2015
Giải cứu vải thiều khi thương lái Trung Quốc ngừng mua Giải cứu vải thiều khi thương lái Trung Quốc ngừng mua

Từ doanh nghiệp cho đến một số cá nhân đang tìm cách đẩy mạnh bán trong nước để giải phóng số vải đang chín rộ, sau khi thương lái đột ngột ngừng mua khiến giá rớt kỷ lục.

Friday. July 3rd, 2015