Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô đồng

Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm Hiệu Quả

Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm Hiệu Quả
Ngày đăng: 27/04/2014

Ông Phạm Văn Đông, sinh năm 1952, ở ấp Mỹ Tường B, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Gia đình ông có 1.350m2 ao. Từ lúc được học lớp huấn luyện kỹ thuật sinh sản nhân tạo, ương nuôi cá rô đồng do Trung tâm khuyến ngư Tiền Giang tổ chức tháng 3/2007, ông bắt tay nuôi cá rô đồng.

Đến năm 2008 này ông đã tự sản xuất cá bột rô đồng để ương nuôi. Bằng bàn tay khéo léo, ông đã chọn, tự nuôi vỗ cá bố mẹ và tiêm thuốc kích dục tố cho cá sinh sản nhân tạo. Trong năm nay ông đã cho đẻ được hai đợt với gần 4 triệu cá bột. Phương pháp là dùng LRHa + Dom để tiêm cho cá sinh sản, liều lượng 0,2 mg LRHa + 2 viên Dom cho 1 kg cá cái; liều chích cho cá đực bằng ½ liều so với cá cái.

Ông Đông nêu kinh nghiệm nuôi rô đồng như sau:

Sau khi cải tạo ao như sên bùn, bón vôi, lấy nước qua túi lọc, diệt khuẩn thì ông chọn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn để cho sinh sản nhân tạo ra cá bột rồi ương thành cá giống. Với số lượng 1,5 triệu cá bột sau thời gian ương 1,5 tháng ông xuất bán 140 kg cá giống với giá 45.000đ/kg, trừ chi phí còn thu lãi 5 triệu đồng.

Số giống còn lại ông để nuôi với mật độ 30 con/m2. Sau thời gian nuôi 4 tháng ông thu được 3 tấn cá thương phẩm. Cá chia làm 2 cỡ (10 – 14 con/kg và trên 15 con/kg), bán với giá 30.000 đến 35.000đ/kg. Tổng thu: 96 triệu đồng. Trừ chi phí cải tạo ao, cá giống bố mẹ, thức ăn... hết khoảng 64 triệu đồng, còn lãi 32 triệu. Như vậy cộng với khoản thu từ bán giống, sau 1 vụ nuôi hơn 5 tháng, ông Đông có thu nhập 37 triệu đồng từ ao nhà.

Hiện ông Đông tiếp tục tiêm kích dục tố cho cá bố mẹ sinh sản được khoảng 2,5 triệu cá bột, tiếp tục thả ương được trên 1 tháng và cá giống đang phát triển tốt. Sau hai năm nuôi cá rô đồng, ông rút ra bài học: Nuôi cá rô đồng thâm canh, nếu bà con biết nắm bắt kỹ thuật như cho cá bố mẹ sinh sản, ương lấy giống thả nuôi để giảm giá thành sản xuất, mạnh dạn đầu tư thức ăn có độ đạm cao phù hợp từng giai đoạn phát triển của cá, biết cách phòng bệnh và chăm sóc hợp lý… thì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng

Cá rô đồng Anabas testudineus phân bố ở các nước Nam Á và Đông Nam Á. Cá rô thường sống trong kinh rạch, đầm lầy, các ao tù.

17/09/2015
Điều trị bệnh nấm nhớt trên cá rô đồng Điều trị bệnh nấm nhớt trên cá rô đồng

Vào cuối vụ nuôi, cá rô đồng thường xuất hiện bệnh nấm nhớt làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế.

31/03/2016
Axit omega-6 có thể dẫn đến làm yếu bộ xương của cá Axit omega-6 có thể dẫn đến làm yếu bộ xương của cá

Thí nghiệm trên cá mú vằn (zebrafish) cho thấy một lượng quá nhiều axit béo omega-6 có thể gây rối loạn sự cân bằng mỏng manh giữa sự hình thành và phân hủy xương là điều cần thiết cho sự phát triển của một bộ xương khỏe mạnh. Cả hai quá trình diễn ra liên tục và cả hai đều cần thiết cho xương phát triển bình thường và tối ưu.

10/05/2016
Một số bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi Một số bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi

Bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm: Bệnh do trùng mỏ neo, rận cá, nấm thủy my, trùng bánh xe, bệnh do bào tử trùng

23/09/2017
Cá rô đồng thịt thơm ngon nuôi thương phẩm trong ao đất cho 'một vốn bốn lời' Cá rô đồng thịt thơm ngon nuôi thương phẩm trong ao đất cho 'một vốn bốn lời'

Cá rô đồng là loại cá được nhiều người ưa chuộng vì thịt ngọt thơm. Loài cá này dễ nuôi, nhất là ở trong ao đất cá phát triển rất nhanh.

11/01/2018