Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Mô hình nuôi cá lúa ở xã Mỹ Phước Tây (Tiền Giang)

Mô hình nuôi cá lúa ở xã Mỹ Phước Tây (Tiền Giang)
Tác giả: Ks Đặng Tấn Bá
Ngày đăng: 11/03/2016

Những hộ tham gia có ruộng nuôi gần nguồn nước tốt và không nhiễm phèn diện tích trung bình 0,2 ha. Ao, mương chứa có chiều rộng 3 - 5m, sâu 0,8 - 1,0m dùng làm nơi trú ẩn cho cá khi mới thả, trong mùa khô khi nhiệt độ cao và trong thời gian chuẩn bị dọn ruộng để sạ lúa. Ao, mương chứa chiếm diện tích 10 - 20% tổng diện tích ruộng nuôi. Đối tượng cá thả là sặc, rô, chép, mè vinh. Mật độ thả 5.000con/1.000m2.

- Các hộ tham gia có rào lưới mùa lũ bảo vệ cá, có lưới ngăn chim cò. Các ao nuôi kế bên nhà nên việc quản lý chăm sóc thuận lợi.

- Hộ nông dân tham gia đã giảm mật độ gieo sạ từ 15 - 18 kg/1.000m2 xuống còn 12 kg/1.000m2; sạ hàng hay thưa; giảm sử dụng phân đạm, không xịt thuốc trừ sâu, sử dụng thuốc trị bệnh như lem lép hạt, khô cổ bông.

- Các hộ tham gia mô hình đã đầu tư chăm sóc, thực hiện các khâu trong qui trình kỹ thuật đề ra: quản lý nước, thức ăn, bảo vệ cá, tăng cường thức ăn tự có như rau bèo, ốc... hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa… Do đó, nhìn chung mô hình đạt kết quả. Chỉ hơi tiếc là năm nay không có lũ, thời gian đưa cá lên ruộng ngắn, đồng thời môi trường nước cũng không được ổn định (có màu xanh) nên ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cá sặc rằn, dẫn đến cá chưa đạt cỡ thương phẩm.

Sau 7 tháng, mô hình đạt được kết quả: tỉ lệ sống 70,1%, trọng lượng bình quân 104g/con, năng suất 3,64 tấn/ha. Tính ra, lợi nhuận từ lúa là 40 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận từ cá là 36,2 triệu đồng/ha sau 7 tháng, tổng lợi nhuận là 76,2 triệu đồng/ha/năm, cao gần gấp 2 lần so với chỉ trồng 3 vụ lúa.

Mô hình góp phần bảo vệ môi trường bằng cách lợi dụng tác động tương hỗ có ích giữa thực vật (lúa) và động vật (cá) trong hệ sinh thái tự nhiên như: thức ăn thừa, phân cá là nguồn dinh dưỡng cho cây lúa phát triển. Bên cạnh đó cây lúa phát triển sẽ giúp cải tạo nền đáy, loại bỏ cặn bả, chất độc hại trong đất và nước để cá sinh trưởng tốt. Do ít sử dụng phân, thuốc nên mô hình ít gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được chi phí.

Tóm lại, mô hình “Nuôi cá lúa” ở xã Mỹ Phước Tây, ngoài việc tạothêm việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, còn là mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, giúp bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình có khả năng nhân rộng đối với những nông hộ có ruộng ở gần nhà, kinh rạch, có công chăm sóc bảo vệ, có thời gian ngâm lũ dài.

Một số kinh nghiệm rút ra từ mô hình:

- Cần kiểm tra mô hình hàng ngày để phát hiện cá bệnh kịp thời, đề phòng chuột cắn lưới bao, có hình nộm giữ chim cò…

- Để giảm chi phí, cần cho ăn hợp lý trong giai đọan đầu (không cho ăn thừa), có thể tận dụng thêm rau xanh, bèo, cám gạo có tại địa phương. Từ 3 tháng trở đi nên cho ăn thức ăn viên 3 - 4 lần/tuần. Nếu ít vốn, có thể thả mật độ thưa 0,5 - 1 con/m2 để giảm thức ăn.

- Khi thiết kế hệ thống ao xung quanh ruộng, cần chừa một cạnh không đào để máy gặt đập có thể vào, giảm thu họach bằng thủ công (làm tăng chi phí). Chỉ chọn hộ có diện tích ao từ 10 - 20% so với ruộng.

- Những hộ liền kề có thể hợp tác thành tổ để giảm chi phí quản lý, chăm sóc…

- Khi cá rô đồng, mè vinh, chép đạt 100 - 200g trở lên có thể thu tỉa trước.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa khắc phục khó khăn trong nuôi trồng thủy sản vụ xuân Thanh Hóa khắc phục khó khăn trong nuôi trồng thủy sản vụ xuân

Trong đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 1 vừa qua, ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị thiệt hại ước tính 11,1 tỷ đồng. Trong đó, nặng nhất là các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ tại các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Hoằng Hóa với 12,6 ha, sản lượng là 60 tấn với cỡ tôm 100 - 150 con/kg.

11/03/2016
Người nuôi trồng thủy sản cần đăng ký với UBND cấp xã Người nuôi trồng thủy sản cần đăng ký với UBND cấp xã

Ngày 19-6-2013, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 27/2013/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống và nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, trong đó tại điểm b, Khoản 1, Điều 7 có quy định: “Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi thủy sản trong ao phải đăng ký với UBND cấp xã để được cấp sổ theo dõi hoạt động nuôi thủy sản…”.

11/03/2016
Ngư dân thị trấn Cửa Việt được mùa cá cơm Ngư dân thị trấn Cửa Việt được mùa cá cơm

Những ngày này, tại thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị), hàng chục tàu thuyền lớn nhỏ của ngư dân đang tấp nập ra khơi trong niềm vui được mùa cá cơm. Với nhiều ngư dân nơi đây, được mùa cá ngay từ những chuyến biển đầu năm sẽ là tín hiệu vui báo hiệu một năm ra khơi thuận lợi. Đồng thời, đây cũng là điều kiện cho các dịch vụ hậu cần nghề cá tại địa phương phát triển, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.

11/03/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.