Người nuôi trồng thủy sản cần đăng ký với UBND cấp xã
Thời gian qua, Chi cục Thủy sản cùng với các địa phương đã tổ chức nhiều cuộc triển khai, tuyên truyền các nội dung Quyết định 27/2013/QĐ-UBND có liên quan đến nuôi trồng thủy sản (NTTS) đến người NTTS trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay đa số người NTTS trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện nghiêm chỉnh việc đăng ký nuôi thủy sản theo quy định.
Thực tế, vào cuối tháng 10-2015, các đầm nuôi tôm của các hộ dân tại khu vực ấp Cồn Cống, xã Phú Tân (huyện Tân Phú Đông) bị ngập, sạt lở và được xác định là do thiên tai gây ra nên thuộc đối tượng được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ để khôi phục sản xuất theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Mặc dù vậy, các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến này không đăng ký NTTS tại UBND xã Phú Tân nên không đủ điều kiện hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ Sở Nông nghiệp-PTNT cho biết, dự ước sản lượng thủy sản tháng 2-2016 thực hiện 3.069 tấn, so cùng kỳ năm trước tăng 5,9%; lũy kế 2 tháng đầu năm thực hiện 5.903 tấn, tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước.
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh trong tháng 1 tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 1.445 tấn.
Trong đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 1 vừa qua, ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị thiệt hại ước tính 11,1 tỷ đồng. Trong đó, nặng nhất là các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ tại các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Hoằng Hóa với 12,6 ha, sản lượng là 60 tấn với cỡ tôm 100 - 150 con/kg.