Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy

Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy
Ngày đăng: 23/06/2013

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Phong trào nuôi cá tại xã Nam Tân đã có từ những năm 1990; thu nhập từ cá mang lại hiệu quả cho người nông dân. Tuy nhiên, trong những năm gân đây do môi trường ô nhiễm, thức ăn khan hiếm, cỏ đồng bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu, trừ cỏ... nên cá phát triển chậm, đó là chưa nói rủi ro về mùa đông, cá chết hàng loạt do lạnh và nhiễm bệnh.

Nhờ lợi thế có con sông Kinh Thầy chảy qua, hàng năm cung cấp nước tưới cho cây trồng, người dân xã Nam Tân đã tận dụng lượng nước sạch tự nhiên để nuôi cá lồng. Năm 2009, anh Trần Văn Thiện, thôn Trung Hà, xã Nam Tân đã đầu tư nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy, nguyên vật liệu nuôi cá lồng chủ yếu là lưới tổng hợp, khung sắt và các thùng phuy nhựa nổi lên, lồng nuôi cá bằng lưới thép inox, ống thép...

Anh cho chúng tôi biết do trước đó có nhiều hộ gia đình nuôi cá lồng trên sông bị thất bại vì vậy khi anh thực hiện thì có nhiều người không tin vào hiệu quả nuôi cá lồng của gia đình anh. Để nuôi cá lồng đạt hiệu quả anh Thiện đã vào trong các tỉnh phía Nam để học hỏi kinh nghiệm nuôi cá lồng sau đó về thực hiện tại gia đình. Lúc đầu, gia đình anh mới nuôi thử nghiệm, đầu tư vốn ít với 1 lồng bè. Sau 1 năm thực hiện thấy hiệu quả anh đầu tư tiếp 15 lồng bè. Năm 2010, nuôi cá lồng cho thu nhập khoảng 5 tấn/1lồng/1 lứa, mỗi một năm được 2 lứa, cá đều đạt từ 700-800 gram trở lên.

Khi đến vụ thu hoạch có rất nhiều lái thương từ các nơi như: Hà Nội, Hưng Yên, TPHải Dương... đến mua. Anh cho biết ngoài giống cá cho giá trị kinh tế cao như cá chiên, cá điêu hồng gia đình anh vẫn nuôi kết hợp với cá trắm giòn, cá chép, cá trôi, các giống cá này khỏe mạnh thích nghi với điều kiện sống trong vùng lòng hồ và có giá trị kinh tế cao, thức ăn cho cá là các loại cám tốt mua từ các nhà máy có uy tín.

Các loại cá thương phẩm bán với giá thị trường từ 60.000 đến 300.000/1kg, năm 2010 trừ các chi phí về đầu tư lồng cá, giống cá, thức ăn, thuốc thì gia đình anh thu lãi từ 400 đến 500 triệu đồng. Từ những kinh nghiệm của gia đình làm nghề nuôi cá lâu năm cùng với những kiến thức học hỏi thực tế vá sách báo.

Anh Thiện thực hiện đúng quy trình nuôi cá lồng, làm lồng cá, chọn giống cá, chăm sóc cá đúng quy trình kỹ thuật nên cá cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, gia đình anh Thiện thuê 3 nhân công lao động thu nhập hàng tháng từ 2,5 đến 3 triệu đồng khi đến vụ thu hoạch anh phải thuê khoảng 20 lao động thời vụ trả 150.000 đồng/1 ngày công.

Theo Anh Thiện cho hay lãi từ mô hình rất cao nếu hộ nuôi biết kỹ thuật (từ khâu chọn giống, thời điểm và môi trường nuôi phù hợp đặc biệt là lúc thả cá phải sát trùng qua nước và để cá thích nghi với môi trường mới) nuôi thâm canh, phòng trị bệnh kịp thời thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Sau hai năm thực hiện mô hình nuôi cá lồng tại gia đình anh Thiện đã cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian tới gia đình anh đầu tư thêm 20 chiếc lồng bởi tận dụng lợi thế sông Kinh Thày có mặt nước rộng, nguồn nước sạch là có tiềm năng cho phát triển kinh tế bằng nuôi cá lồng. Nuôi cá lồng trên sông không mất thời gian dọn ao, không bị ô nhiễm môi trường, cá ít bị bệnh, công chăm sóc giảm.

Ông Nguyễn Trung Tựu vốn là Chủ tịch xã Nam Tân, sau khi nghỉ hưu ông cũng mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy, ông cho biết vốn bỏ ra rất lớn, hiện tại mô hình nuôi cá lồng có 7 chiếc, gia đình ông đầu tư mất gần 1 tỷ đồng, các giống cá nuôi chủ yếu cá điêu hồng, cá trắm giòn, cá chép giòn...các giống cá này cho giá trị kinh tế cao, thời gian sinh trưởng nhanh, thị trường ưa chuộng,

Tuỳ từng giống cá nuôi với số lượng khác nhau trong lồng như cá điêu hồng nuôi 15.000 con/lồng, cá trắm và cá chép nuôi khoảng 2.000 con/lồng nhưng mỗi lồng ít nhất từ 1,000 con trở lên, lồng nuôi cá kích cỡ 162m3, mỗi chiếc lồng cho giá trị sản lượng bằng 2ha mặt nước. Khoảng tháng 5 và tháng 6 cá nuôi sẽ cho thu hoạch. Nuôi cá lồng trên sông cho giá trị kinh tế cao bởi đây là thực phẩm nông sản sạch, có giá trị kinh tế cao.

Mô hình nuôi cá lồng tại xã Nam Tân là mô hình mới cần nhân rộng cho bà con những nơi có mặt nước ao hồ rộng lớn học tập, tham khảo và làm theo. Đây là mô hình mẫu mở ra hướng phát triển kinh tế mới để người dân nuôi trồng thuỷ sản của vùng sông Kinh Thầy, giúp người nông dân vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình Và để phát triển bền vững thì song song việc nuôi cá lồng thì người dân phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Hưng Nguyên (Nghệ An) Hội Thi Bò Lai Sind Khỏe Đẹp Lần Thứ 4 Hưng Nguyên (Nghệ An) Hội Thi Bò Lai Sind Khỏe Đẹp Lần Thứ 4

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

27/08/2014
Nhiều Người Trồng Rừng Xen Trong Diện Tích Mì Nhiều Người Trồng Rừng Xen Trong Diện Tích Mì

Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.

04/09/2014
Thái Nguyên Xây Dựng Mô Hình Trồng Giảo Cổ Lam Thái Nguyên Xây Dựng Mô Hình Trồng Giảo Cổ Lam

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.

04/09/2014
Thận Trọng Với Cây Bắp Biến Đổi Gen Thận Trọng Với Cây Bắp Biến Đổi Gen

Ngày 11-8-2014 vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép sử dụng bốn giống bắp biến đổi gen (BĐG) làm thức ăn cho người và cho động vật tại Việt Nam nhưng việc cho trồng hay không là quyết định cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

04/09/2014
Mô Hình Rau Pó Xôi Tiền Tỷ Dưới Chân Núi LangBiang Mô Hình Rau Pó Xôi Tiền Tỷ Dưới Chân Núi LangBiang

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, cây rau pó xôi đã phát triển tốt trong khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thi ở xã Lát, Lạc Dương (Lâm Đồng). Với diện tích hơn 1ha trồng trong nhà kính, mô hình trồng rau pó xôi sạch này đã mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Thi tiền tỷ mỗi năm.

27/08/2014