Mô hình nuôi cá chẽm tại Nhà Bè, TP.HCM

Với qui mô 5.000 m2/hộ; thời gian nuôi 8 tháng từ tháng 07/2010 đến tháng 04/2011, mật độ thả: 1,5 con/m2, qui cách: 12cm/con, sử dụng con giống được sản xuất tại Cần Thơ, sử dụng thức ăn công nghiệp (độ đạm 35%). Tuy nhiên, bản tính của cá chẻm chỉ bắt mồi sống và di động, do vậy khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật (20%) nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%). Khi cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70% và cá nhỏ 30%. Chính vì vậy, hình thức nuôi ghép là phương pháp hữu hiệu nhất, là sự kết hợp đơn giản giữa một loài làm thức ăn với loài cá chính trong ao.
Sau nhiều tháng theo dõi, cá tăng trọng nhanh, ăn khỏe, không xuất hiện bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập của người dân. Với giá bán 55.000đ/kg, sản lượng 6.000kg (6.000 kg x 55.000đ = 330.000.000đ), lời >97 triệu sau khi trừ chi phí.
Theo ý kiến của người dân, bản năng của cá chẽm là bắt mồi động (từ tầng giữa lên tầng mặt nước), do đó khi cho cá ăn phải hết sức kiên nhẫn, thời gian cho ăn càng lâu càng tốt. Phải rải thức ăn với số lượng ít để cá kịp ăn hết trước khi chìm, vừa tiết kiệm thức ăn, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn cần phải khắc phục, đó là gíá thành thức ăn vẫn còn cao, nguồn cá mồi khan hiếm, tỷ lệ cá giống khi thả còn thấp do cá ăn lẫn nhau.
Tags: nuoi ca chem, mo hinh kinh te, thuy san
Có thể bạn quan tâm

Trong nuôi trồng thủy sản để giảm được chi phí đầu tư về con giống, người nuôi cần chuẩn bị một diện tích ao để ương cá hương lên cá giống. Sau đây xin giới thiệu một số lưu ý khi ương cá chép hương lên cá chép giống (cỡ 2,5 – 3cm lên 8 – 10cm).
Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, thị trường, nhưng thủy sản vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các viện nghiên cứu thủy sản.

Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũngcao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn” chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất,kinh doanh nói chung và trong nuôi trồng thủy sản nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trìnhnuôi còn khá tùy tiện.

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản, nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm soát và quản lý chất lượng giống thủy sản được đồng bộ, hiệu quả nhất. TSVN đã trao đổi với ông Bùi Đức Quý (ảnh), Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản) xung quanh vấn đề này.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.