Mô hình nuôi cá chẽm tại Nhà Bè, TP.HCM

Với qui mô 5.000 m2/hộ; thời gian nuôi 8 tháng từ tháng 07/2010 đến tháng 04/2011, mật độ thả: 1,5 con/m2, qui cách: 12cm/con, sử dụng con giống được sản xuất tại Cần Thơ, sử dụng thức ăn công nghiệp (độ đạm 35%). Tuy nhiên, bản tính của cá chẻm chỉ bắt mồi sống và di động, do vậy khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật (20%) nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%). Khi cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70% và cá nhỏ 30%. Chính vì vậy, hình thức nuôi ghép là phương pháp hữu hiệu nhất, là sự kết hợp đơn giản giữa một loài làm thức ăn với loài cá chính trong ao.
Sau nhiều tháng theo dõi, cá tăng trọng nhanh, ăn khỏe, không xuất hiện bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập của người dân. Với giá bán 55.000đ/kg, sản lượng 6.000kg (6.000 kg x 55.000đ = 330.000.000đ), lời >97 triệu sau khi trừ chi phí.
Theo ý kiến của người dân, bản năng của cá chẽm là bắt mồi động (từ tầng giữa lên tầng mặt nước), do đó khi cho cá ăn phải hết sức kiên nhẫn, thời gian cho ăn càng lâu càng tốt. Phải rải thức ăn với số lượng ít để cá kịp ăn hết trước khi chìm, vừa tiết kiệm thức ăn, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn cần phải khắc phục, đó là gíá thành thức ăn vẫn còn cao, nguồn cá mồi khan hiếm, tỷ lệ cá giống khi thả còn thấp do cá ăn lẫn nhau.
Tags: nuoi ca chem, mo hinh kinh te, thuy san
Related news

Năm 2010 Trung tâm Ứng dụng KHKT TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Hơn 8.000 con cá rô phi đơn tính dòng GIFT đã được thả ở diện tích 2.000 m2, kích cỡ 3-4 cm/con (150 con/kg), mật độ thả 4 con/m2.

Cá rô phi vằn dòng gift được nhập vào nước ta từ giữa những năm 1990 và hiện đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Loài cá này có ưu điểm nổi bật là tốc độ tăng trọng cao hơn 60% so với cá rô phi thường, tỷ lệ sống cao hơn 50%. Xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản nuôi giống cá này.

Cá Rô phi (thuộc họ Cichlidae, giống Oreochromis) hiện được nuôi phổ biến nhất là loài cá Rô phi vằn - niloticus (là giống nhập vào nước ta từ Đài Loan từ năm 1974) và loài cá Rô phi đỏ - Red Tilapia (nhập từ Malaixia năm 1985) là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích nghi với nhiều vùng cuả các nước nhiệt đới, đồng thời cũng có khả năng rộng muối (từ 0‰- 40‰) và đặc biệt, nó có đặc tính ăn tạp nên rất được nông dân ưa chuộng chọn nuôi.

Cá rô phi thuộc loại kém chịu lạnh, thường chết nhiều khi nhiệt độ ao nuôi dưới 120C. Ở các tỉnh miền bắc nước ta, vào những tháng mùa đông, nhiệt độ có thể xuống thấp tới 140C, tháng rét nhất có khi 10 -110C và kéo dài nhiều ngày.

Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường. Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao nuôi.