Trang chủ / Cá nước mặn / Cá chẽm

Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Tại Nhà Bè

Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Tại Nhà Bè
Ngày đăng: 08/03/2014

Tại địa bàn huyện Nhà Bè, việc nuôi cá chẽm có nhiều thuận lợi do nguồn nước phù hợp, cá chẽm dễ thích nghi với môi trường và sự giao thương cá thành phẩm luôn ở mức cao.

Với qui mô 5.000 m2/hộ; thời gian nuôi 8 tháng từ tháng 07/2010 đến tháng 04/2011, mật độ thả: 1,5 con/m2, qui cách: 12cm/con, sử dụng con giống được sản xuất tại Cần Thơ, sử dụng thức ăn công nghiệp (độ đạm 35%). Tuy nhiên, bản tính của cá chẻm chỉ bắt mồi sống và di động, do vậy khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật (20%) nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%).

Khi cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70% và cá nhỏ 30%. Chính vì vậy, hình thức nuôi ghép là phương pháp hữu hiệu nhất, là sự kết hợp đơn giản giữa một loài làm thức ăn với loài cá chính trong ao.

Sau nhiều tháng theo dõi, cá tăng trọng nhanh, ăn khỏe, không xuất hiện bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập của người dân. Với giá bán 55.000đ/kg, sản lượng 6.000kg (6.000 kg x 55.000đ = 330.000.000đ), lời >97 triệu sau khi trừ chi phí.

Theo ý kiến của người dân, bản năng của cá chẽm là bắt mồi động (từ tầng giữa lên tầng mặt nước), do đó khi cho cá ăn phải hết sức kiên nhẫn, thời gian cho ăn càng lâu càng tốt. Phải rải thức ăn với số lượng ít để cá kịp ăn hết trước khi chìm, vừa tiết kiệm thức ăn, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn cần phải khắc phục, đó là gíá thành thức ăn vẫn còn cao, nguồn cá mồi khan hiếm, tỷ lệ cá giống khi thả còn thấp do cá ăn lẫn nhau.


Có thể bạn quan tâm

Các Mô Hình Nuôi Cá Chẽm - Nuôi Ao Các Mô Hình Nuôi Cá Chẽm - Nuôi Ao

Mặc dù nuôi cá chẽm đã thực hiện hơn 20 năm qua ở vùng Đông Nam châu á và châu úc, nhưng vẫn chưa phổ biến trên qui mô sản xuất thương mại

30/12/2010
Nuôi Cá Chẽm Quảng Canh Ở Long Thọ Nuôi Cá Chẽm Quảng Canh Ở Long Thọ

Một số người dân ở huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã biết đến việc nuôi cá chẽm theo mô hình công nghiệp. Với việc nuôi công nghiệp, chi phí khá lớn và độ hao hụt cao nên mức lãi cũng thất thường

19/02/2011
Sinh Học Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Chẽm Sinh Học Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Chẽm

Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt

30/12/2010
Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Thương Phẩm

Cá vược (Lates calcarifer, cá chẽm) là loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Có thể sống trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn; tốc độ phát triển tốt. Sau 6-8 tháng nuôi, cá đạt cỡ thương phẩm từ 0,5-0,8kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%

06/12/2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Thương Phẩm (Tiếp Theo) Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Thương Phẩm (Tiếp Theo)

Kích cỡ cá thu hoạch từ 0,8-1,2 kg/con (sau khoảng 10-12 tháng nuôi). Thu vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không cho cá ăn từ 1-2 ngày trước khi thu hoạch. Tránh làm cá bị trầy vảy hoặc tổn thương khi kéo lưới vì sẽ làm giảm giá trị thương phẩm của cá, khó tiêu thụ

06/12/2011