Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Luân Canh Cá Và Hoa Màu Nhiều Triển Vọng

Mô Hình Luân Canh Cá Và Hoa Màu Nhiều Triển Vọng
Ngày đăng: 06/10/2014

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển.

Ở thôn 8, xã Đăk Bukso, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông có một nông dân như vậy, đó chính là ông Trần Văn Lâm. Ông vốn là người chăm chỉ, dám nghĩ dám làm, dám thất bại để thử nghiệm những đối tượng mới tại địa phương.

Với tổng diện tích 2 ha đất sình, ông Lâm đã tận dụng luân canh tăng vụ để không bỏ trống đất. Đặc điểm chế độ nước của huyện Tuy Đức thường không đều trong năm, không chủ động được nguồn nước, đa phần vào mùa khô cạn kiệt, mùa mưa thì ngập úng, vì thế việc sản xuất nông nghiệp phải bố trí cây, con thích ứng với điều kiện thời tiết này.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, thời gian này ông cải tạo đất trồng khoai lang và trồng bí đỏ hoặc trồng rau.

Những năm trước, ông chỉ trồng một vụ khoai lang hoặc bí đỏ, hiệu quả kinh tế thấp, đất thì bỏ hoang cỏ dại mọc nhiều, nên đến vụ sau rất mất công dọn dẹp. Sau đó, ông có ý tưởng trồng hoa màu và nuôi cá trên vùng đất đó. Tận dụng thời điểm mùa mưa (bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10), ông đắp bờ, rắc vôi cải tạo ao và cấp nước để thả cá.

Với diện tích 2 ha ao, chia làm 3 ao lớn nhỏ, ban đầu ông nuôi những đối tượng truyền thống tại địa phương có nhu cầu như cá trắm cỏ, cá rô phi, diêu hồng, cá chép và thử nghiệm nuôi cá vược trong môi trường nước ngọt tại huyện Tuy Đức. Mật độ thả trung bình 2 con/m2, hình thức nuôi ghép hỗn hợp nhiều loài cá trong một ao.

Nguồn thức ăn sử dụng một phần thức ăn công nghiệp và phụ phẩm nông nghiệp như ngô, bí, khoai lang nấu chín cho cá ăn. Nguồn thức ăn đó được tận dụng từ những sản phẩm của trồng trọt nên kinh phí bỏ ra không nhiều.

Theo ông Lâm, tốc độ phát triển của cá rất nhanh, cá trắm cỏ mới nuôi được 4 tháng trọng lượng trung bình 0,7 kg/con; cá diêu hồng, cá chép, cá rô phi trọng lượng 300 g/con; cá chẽm được nuôi riêng một ao bằng thức ăn công nghiệp, do đối tượng này cần phải có thức ăn tươi sống cá mới phát triển mạnh, ông đã tận dụng thả các loài cá rô phi suối, để có nguồn thức ăn tươi sống cho cá chẽm ăn.

Theo ông Lâm thì cá chẽm nuôi trong môi trường nước ngọt lớn rất nhanh, hiện nay đạt trung bình 300 g/con. Do biết tính toán nguồn thức ăn phù hợp nên ông đã tiết kiệm được một phần chi phí thức ăn.

Công tác chuẩn bị ao cũng tiết kiệm được do ông đã trồng một vụ hoa màu nên đất đã được thuần hóa. Sau vụ cá này là đến mùa khô ông sẽ tiếp tục trồng khoai lang và vào tháng 4 năm sau ông thu hoạch hết hoa màu thì cải tạo làm ao nuôi cá tiếp theo.

Mô hình luân canh cá và hoa màu của ông Trần Văn Lâm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và được nhiều người học tập làm theo. Hiệu quả kinh tế của mô hình là rõ rệt. Trước đây, ông chỉ trồng 1 vụ hoa màu, thời gian còn lại bỏ hoang, với phương pháp luân canh như hiện nay, nguồn thu nhập tăng lên gấp 2 - 3 lần so với trước.

Theo hạch toán kinh tế của ông Lâm: trồng khoai lang thu hoạch trung bình 15 tấn. Giá bán trung bình 7.000 đồng/kg thu được 105 triệu đồng. Chi phí mỗi vụ trồng khoai là 60 triệu đồng, lợi nhuận thu được 45 triệu đồng.

Về phần nuôi cá, tổng số lượng cá thả là 22.100 con, đến khi thu hoạch với tỷ lệ sống 70%, trọng lượng trung bình của các loài cá là 0,5 kg/con, sản lượng cá thu hoạch khoảng 7,7 tấn, giá bán trung bình là 40.000 đồng/kg thu được 308 triệu đồng; chi phí mua giống 40 triệu đồng, chi phí thức ăn công nghiệp 65 triệu đồng, công chăm sóc 1 người trong 1 vụ là 18 triệu đồng, tổng chi phí là 123 triệu đồng.

Vậy lợi nhuận thu được sẽ là 185 triệu đồng. Như vậy mô hình nuôi cá của gia đình có lợi nhuận rất cao, việc chăm sóc cá cũng không tốn nhiều công. Tổng lợi nhuận 1 năm của gia đình từ mô hình xen canh trồng khoai và nuôi cá là 230 triệu đồng/năm.

Đây là nguồn thu nhập khá lớn với những người nông dân nghèo. Muốn tăng thêm thu nhập bà con nông dân nên tận dụng ao cá của gia đình để vừa cải thiện đời sống vừa tăng thu nhập cho gia đình. Vì hiệu quả từ mô hình nuôi cá ao là rất lớn nhưng chi phí và công sức bỏ ra thì ít hơn nhiều so với chăn nuôi các đối tượng khác.

Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân luôn phải thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng, khắc phục khó khăn để vươn lên làm giàu từ chính điều kiện sẵn có của gia đình. Tuy vậy, rất ít người nông dân sẵn sàng học kiến thức và áp dụng kiến thức để tổ chức sản xuất bài bản quy mô như gia đình ông Lâm.

Nhiều nông dân được tham gia tập huấn nhưng thường không ứng dụng kiến thức vào sản xuất, vì thế mà có nhiều hộ tuy đất đai rộng lớn nhưng vẫn nghèo vì chưa có cách làm ăn hợp lý. Thông qua mô hình giúp bà con thấy được tầm quan trọng của việc luân canh cây, con hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Sò Huyết Giúp Nông Dân Làm Giàu Nuôi Sò Huyết Giúp Nông Dân Làm Giàu

Những năm gần đây, nông dân huyện Năm Căn không ngừng tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi sò huyết giờ đã trở thành phong trào và giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.

15/07/2014
Gọi Lộc Bên Nhà Gọi Lộc Bên Nhà

Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...” cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà…”.

04/12/2014
Yên Minh Cánh Đồng Đạt 70 Triệu/ha/vụ Nhờ Trồng Lúa Japonica ĐS 1 Yên Minh Cánh Đồng Đạt 70 Triệu/ha/vụ Nhờ Trồng Lúa Japonica ĐS 1

Giống lúa năng suất, chất lượng cao Japonica ĐS 1 được trồng thử nghiệm thành công tại thôn Cốc Cai, xã Mậu Duệ (Yên Minh) trong vụ Xuân, vụ Mùa năm 2013.

15/07/2014
Giá Hồ Tiêu Lập Kỷ Lục Giá Hồ Tiêu Lập Kỷ Lục

Chúng tôi tìm đến vườn tiêu của anh Lê Văn Cương, hội viên Hội Nông dân xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Đập vào mắt chúng tôi là những trụ tiêu xanh um, xếp hàng thẳng tắp đang sản xuất theo quy trình VietGap.

15/07/2014
Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Rau, Màu Ứng Dụng Công Nghệ Cao Gần 7.500 Ha Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Rau, Màu Ứng Dụng Công Nghệ Cao Gần 7.500 Ha

Qua 2 năm triển khai ứng dụng công nghệ cao trong các sản phẩm nông nghiệp, đã cho hiệu quả bước đầu khả quan, do đó tỉnh An Giang vừa chính thức ban hành quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao an toàn theo hướng VietGAP từ nay đến năm 2020 là 7.435 ha, trong đó cây rau là 2.590,5 ha, cây màu 4.844,75 ha. Nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch, an tâm cho bữa ăn hàng ngày. Các loại cây bao gồm rau dưa các loại, rau gia vị và cây màu khoai môn, khoai lang, đậu bắp Nhật, vừng, đậu nành rau, lạc chuyên canh, ngô chuyên canh, ngô bao tử, sản xuất tại 6 vùng chuyên canh thuộc 31 xã của các huyện Chợ Mới, An phú, Châu Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên, Châu Đốc. Theo đó tỉnh còn chỉ đạo tăng cường công tác khuyến nông; Thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP Quản lý chuổi cung ứng rau, màu từ trồng đến người ăn; Truy nguyên nguồn gốc nhằm thu hút chấp nhận của người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu; Chọn tạo giống rau mới là chủng loại F1, có năng suất cao, chất lượng tốt, k

04/12/2014