Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mía tím bí đầu ra

Mía tím bí đầu ra
Ngày đăng: 08/05/2015

Khác với mọi năm, đến nay tuy đã quá vụ thu hoạch chừng hơn 2 tháng, song nhiều ruộng mía tím ở các xã trên địa bàn huyện vùng cao Tân Lạc (Hòa Bình) vẫn chưa xuất bán được, vì ít thương lái hỏi mua.

Ngồi trong chiếc lều bán mía được dựng tạm ở cạnh Quốc lộ 6, anh Bùi Văn Mịch ở xóm Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) vừa trò chuyện với chúng tôi vừa hướng ánh mắt ra đường hy vọng có người vào mua mía.

Không nén được nỗi buồn, anh Mịch chia sẻ: “Nhà tôi có hơn 3.000m2 trồng mía, năm trước bán giá 7.000 - 8.000đ/cây, thu được khoảng 30 triệu đồng.

Năm nay, không biết vì sao mía tiêu thụ chậm lắm, giá lại thấp, chỉ ở mức 4.000 - 5.000đ/cây mà cũng rất ít người hỏi. Nhà tôi gần đường còn chặt bán cho khách qua lại, chứ nhiều nhà ở sâu trong xóm đang lo không biết bán mía cho ai?”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vụ mía năm 2014, diện tích trồng mía của huyện Tân Lạc vào khoảng 1890ha các loại. Trong đó riêng diện tích mía tím là trên 1.200ha, còn lại là diện tích mía trắng, mía đường.

Mía tím trồng tập trung ở một số xã như Phong Phú, Mỹ Hòa, Phú Vinh… Giá mía năm nay khá thất thường, thời điểm trước tết từ 6.000 - 7.000đ/cây, nhưng sau tết giá mía lại giảm mạnh, có thời điểm chỉ còn 1.500 - 2.000đ/cây, nhưng lượng thương lái thu mua cũng không nhiều.

Chị Đinh Thị Nhà, ở xã Phú Vinh cho biết, do giá thấp quá nên nhiều hộ vẫn chưa muốn bán, nhưng cây mía không thể để lâu quá được vì sẽ bị xốp, giảm lượng đường. Vì vậy, trước mắt người trồng mía ở Tân Lạc chỉ trông chờ vào thương lái với hy vọng thu được vốn đầu tư.

Thực tế cho thấy, vụ mía năm nay không chỉ ở Tân Lạc mà tại nhiều địa phương khác ở tỉnh Hòa Bình như Cao Phong, Lạc Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi…, việc tiêu thụ cũng đang gặp khó khăn. Có lẽ, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, do trước đây mía tim được giá, nên người dân đua nhau mở rộng diện tích, dẫn đến thực trạng trên.


Có thể bạn quan tâm

Bền Chí Làm Giàu Bền Chí Làm Giàu

Nhận thấy làm nông quá vất vả mà hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp nên gần 10 năm nay, lão nông Nguyễn Giáo (75 tuổi), ở thôn Thượng Phước (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đã mở trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô, cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.

13/02/2015
An Giang Bảo Tồn Nguồn Gen Động Vật, Thực Vật An Giang Bảo Tồn Nguồn Gen Động Vật, Thực Vật

Tin vui đến với những nông dân (ND) trồng lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn (An Giang), đó là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cam kết bao tiêu toàn bộ lúa mùa nổi do ND sản xuất. Lúa mùa nổi tại An Giang hiện được coi là đặc sản “sạch”, bởi sản phẩm gạo không có dư lượng thuốc trừ sâu.

13/02/2015
Xuất Dự Trữ Quốc Gia Hơn 1.600 Tấn Hạt Giống Xuất Dự Trữ Quốc Gia Hơn 1.600 Tấn Hạt Giống

Cụ thể, CTCP Giống cây trồng Trung ương xuất 790 tấn hạt giống lúa và 190 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng miền Nam xuất 280 tấn hạt giống lúa và 42 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng-vật nuôi Thừa Thiên-Huế xuất 330 tấn hạt giống lúa và 35 tấn hạt giống ngô.

13/02/2015
Mùa Hành Nơi Gió Cát Mùa Hành Nơi Gió Cát

Những ngày giáp tết, ai từng ra Tuy Phong (Bình Thuận) mùa này hẳn sẽ bắt gặp những thửa ruộng hành xanh bạt ngàn, thoai thoải. Không biết từ bao giờ, vị cay nồng của hành củ đỏ đã gắn bó với những thăng trầm của người dân vùng nắng gió Tuy Phong. Tháng chạp… cây hành nở hoa.

13/02/2015
Thanh Hóa Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu Thanh Hóa Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

13/02/2015