Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Mẹo nhà nông: Cách diệt sâu đục cành Sapô

Mẹo nhà nông: Cách diệt sâu đục cành Sapô
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
Ngày đăng: 07/06/2018

Sapô (hồng xiêm) là một loại cây ăn trái được trồng khá nhiều ở nước ta, nhất là các tỉnh Nam bộ.

Bên cạnh những loại sâu bệnh thường gặp như bệnh thối trái, rệp sáp… thì sâu đục cành là một đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây thuốc hoá học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.

Sâu đục từ trên ngọn xuống, khi còn nhỏ chúng chỉ đục ở lớp vỏ ngoài của cây, càng lớn chúng càng đục ăn sâu hơn vào phần gỗ, làm cho cành bị suy yếu, lá bị vàng, còi cọc, ít trái, trái bị rụng nhiều...nếu không diệt trừ kịp thời để sâu đục vào đến tim cành thì cành sẽ bị chết, đặc biệt nếu sâu đục xuống đến gốc thì sẽ bị chết cả cây. Do nằm sâu bên trong cây, việc dùng thuốc hoá học phun xịt bên ngoài hầu như không có hiệu qủa nên nhiều nhà vườn rất lúng túng mỗi khi gặp loại sâu này.

Nhân một lần đi thăm vùng trồng sapô ở Tiền Giang chúng tôi đã gặp anh Năm Tươi, một nhà vườn có nhiều kinh nghiệm trồng sapô ở xã Trung An, thành phố Mỹ Tho bày cho kinh nghiệm diệt sâu đục cành có kết qủa rất cao. Cách làm của anh như sau:

Thường xuyên kiểm tra vườn (khoảng 3-5 ngày một lần) để phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ tuổi (thông qua lớp phân của sâu nhìn giống như mùn cưa đùn từ trong cây ra ngoài dính trên cành, rớt xuống đất) gây hại chưa đáng kể (vì sâu mới đục được một đoạn ngắn ở lớp vỏ ngoài của cây).

Do đặc điểm của loại sâu này là trên đường đục từ ngọn xuống cứ cách vài phân là chúng lại đục một lỗ thông ra phía ngoài để đùn phân ra và có lẽ cũng là để làm lỗ cho sâu thở, anh Năm Tươi đã tìm trên cành xem lỗ đục nào ở vị trí thấp nhất trên đoạn cành bị đục (con sâu bao giờ cũng nằm kế chỗ lỗ đục đó), sau khi tìm được lỗ đục chỉ việc lấy mũi dao nhọn, khơi tách nhẹ một đoạn ngắn vỏ ở phía dưới chỗ có lỗ đục một chút là bắt được ngay con sâu chứ không cần phải đào bới hết lớp vỏ dọc theo chiều dài đường đục của sâu.

Làm như vậy không những diệt sớm sâu khi sâu chưa kịp đục sâu vào bên trong cành, trong thân gây hại nhiều cho cây, mà chỗ bóc tách lớp vỏ cây để tìm sâu cũng rất ngắn, cây đỡ mất sức, chỗ bị tách mất lớp vỏ cũng nhanh liền da hơn. Với cách làm này vườn sapô của gia đình anh luôn xanh tốt, ít bị sâu đục cành hơn so với các vườn khác.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đồng Nai thu nhập ổn định nhờ vườn xoài VietGap Nông dân Đồng Nai thu nhập ổn định nhờ vườn xoài VietGap

Bà Nguyễn Thị Kim Mai ở Đồng Nai thu về khoảng 500 triệu đồng mỗi năm từ khoảng 14ha xoài trồng theo tiêu chuẩnVietGap.

06/06/2018
Triển vọng từ mô hình trồng nhãn Ido ở Cần Thơ Triển vọng từ mô hình trồng nhãn Ido ở Cần Thơ

Nhiều nhà vườn trên địa bàn TP. Cần Thơ vươn lên khá - giàu từ trồng nhãn Ido. Đây là giống nhãn cho năng suất cao, chất lượng trái ngon nên giá bán ở mức cao

06/06/2018
Kinh nghiệm trồng khế Kinh nghiệm trồng khế

Nhìn những gốc khế ngọt, khế "rôn rốt", khế chua, cây nào cũng trĩu quả, quả nào cũng nây đều, bóng bẩy, không vết sâu bệnh v.v...

07/06/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.