Máy Bẫy Cá Chình
Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...
Những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của Bình Thuận phát triển mạnh, đánh bắt được nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số loại hải sản có giá trị kinh tế thường sống ở những nơi khó khai thác như gần chân rạn, đá...nên việc khai thác bằng các loại nghề thông thường như lưới, câu... kém hiệu quả.
Để khắc phục những hạn chế trên, việc phát triển bằng nghề lồng bẫy là hợp lý và cần thiết. Đặc biệt, khai thác cá chình bằng lồng bẫy đang được nhiều ngư dân ở huyện đảo Phú Quý áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đánh bắt, ngư dân vẫn phải thu lồng bẫy bằng sức lao động (kéo bằng tay).
Mỗi ngày họ phải kéo khoảng 10.000m dây cho 200 chiếc lồng/ thuyền. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian đánh bắt, sức khỏe ngư dân và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Chính vì vậy, ngư dân rất mong muốn có máy kéo hoặc công cụ thu dây, để vừa giảm sức lao động vừa tăng số lồng, mở rộng phát triển nghề.
Xuất phát từ lý do trên, việc áp dụng máy thủy lực vào nghề khai thác hải sản bằng lồng bẫy là một trong những mô hình mới rất phù hợp, được sự ủng hộ của nhiều ngư dân. Đây được xem là một nghề khai thác mới đem lại hiệu quả đánh bắt cao trên từng chuyến biển, nâng cao đời sống cho ngư dân.
Năm 2013, tại huyện đảo Phú Quý đã có 6 tàu cá ứng dụng mô hình sử dụng máy thủy lực vào nghề khai thác hải sản bằng lồng bẫy.
Trong số đó, 3 tàu tham gia thực hiện mô hình của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, với mức hỗ trợ 50% chi phí/máy (khoảng 10 triệu đồng), số còn lại ngư dân tự trang bị. Nhờ đó, hiệu quả mang lại là ngư dân không phải kéo lồng bằng tay, thời gian thu lồng nhanh hơn, số lồng trên mỗi tàu tăng thêm từ 200 lên 300 lồng/tàu.
Ông Phạm Kim Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh cho biết: Máy thủy lực được dùng để thu lưới trong nghề cá. Hệ thống bao gồm bơm thủy lực vận hành từ trích lực động cơ chính (diezel) của máy tàu, qua dây truyền động. Bộ phận trục và bộ ly hợp truyền động làm quay tang thu dây.
Tang thu dây là bộ phận cải tiến chính của giải pháp hữu ích. Tang sử dụng 2 mặt hông của lốp ô tô con đã hỏng, ghép ngược vào sát nhau tạo thành hình trục khuyết để làm tang. Tang thu cải tiến này được các thợ cơ khí tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chế tác để thu lưới rê...
Với sự cải tiến và mạnh dạn ứng dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình, chắc chắn rằng, trong thời gian tới, ngư dân huyện đảo Phú Quý nói riêng và ngư dân trong tỉnh nói chung sẽ ngày càng tăng thêm hiệu quả khai thác hải sản, tiết kiệm thời gian và sức lao động…
Nguyên lý hoạt động
Máy thủy lực hoạt động theo nguyên lý truyền động thủy lực. Việc truyền động thủy lực diễn ra 2 quá trình biến đổi năng lượng: thủy năng hình thành nhờ bơm thủy lực và biến đổi thành cơ năng nhờ động cơ thủy lực. Máy thủy lực hoạt động nhờ trích lực từ các động cơ diezen trên tàu có công suất từ 20CV trở lên...
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.
Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.
Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.