Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất Thị Trường Trung Quốc, Nghề Dệt Thảm Xơ Dừa Gặp Khó

Mất Thị Trường Trung Quốc, Nghề Dệt Thảm Xơ Dừa Gặp Khó
Ngày đăng: 29/08/2014

Làng nghề dệt thảm xơ dừa Cửu Lợi, xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn - Bình Định) đang gặp khó do các đối tác Trung Quốc bỏ đi.

Nghề dệt thảm xơ dừa ở Cửu Lợi bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Thời điểm hưng thịnh của làng nghề là những năm sau giải phóng, khi HTX thảm xơ dừa Tam Quan Nam còn hoạt động mạnh mẽ. Bấy giờ thảm sản xuất chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô (cũ).

Trong giai đoạn 1993-1998, sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”, làng nghề thảm xơ dừa lại nhộn nhịp trở lại. Nhưng chỉ 5 năm sau đó, hoạt động của làng nghề có dấu hiệu chững lại, các khung dệt chỉ hoạt động cầm chừng. Đến giai đoạn 2003-2005, nghề dệt thảm xơ dừa lại bùng lên mạnh mẽ. Mặt hàng ưa chuộng là thảm có kích thước nhỏ (35x55cm) và thảm hình bán nguyệt.

Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Indonesia và Đức. Đến năm 2007, các đối tác ĐôngÂu lần lượt từ chối hàng thảm xơ dừa của ta, làng nghề lại rơi vào tình trạng khốn đốn.

Năm 2008, tỉnh Bình Định có nhiều chính sách khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nhờ đó nghề dệt thảm xơ dừa sống lại, đối tác lúc này chủ yếu là thị trường các nước Đông Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc...

Nhưng gần đây, các đối tác Trung Quốc bỏ đi hoặc ép giá, vì thế hàng tồn đọng nhiều, làng nghề gặp khó.

Ông Huỳnh Minh Ngọc, chủ cơ sở dệt Ngọc Chung, cho hay: “Từ khi đứt mất thị trường Đông Âu, cơ sở của chúng tôi chủ yếu bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc. Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc không còn nhập hàng đều đặn như trước khiến cơ sở đứng trước nguy cơ đóng cửa”.

Cũng theo ông Ngọc, bình quân mỗi tháng cơ sở của ông xuất đi Trung Quốc 3 container thảm, khoảng 6.000 tấm nhưng nay mỗi tháng ông chỉ xuất được 1 container đi Hàn Quốc.

Trước những khó khăn của làng nghề, các cơ quan chức năng cần sớm cho giải pháp để khôi phục, giữ gìn, phát triển, điều quan trọng là tìm thị trường mới cho sản phẩm, tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu tăng nóng diện tích trồng tiêu đã vượt quá quy hoạch Hồ tiêu tăng nóng diện tích trồng tiêu đã vượt quá quy hoạch

Từ 100 ngàn đồng/kg vào đầu năm 2010, giá tiêu lần lượt nhảy lên 190 ngàn đồng, 230 ngàn đồng và năm 2015 có thời điểm giá tiêu tăng lên 240 ngàn đồng/kg.

13/11/2015
Chè Lâm Đồng đã hoàn toàn sạch hoạt chất fipronil Chè Lâm Đồng đã hoàn toàn sạch hoạt chất fipronil

Ngày 11/11, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng khẳng định: Từ đầu tháng 10/2015 đến nay, tất cả mẫu chè được sản xuất tại Lâm Đồng đều không vượt ngưỡng 0,002ppm.

13/11/2015
Trồng nấm rơm phối trộn lục bình năng suất cao Trồng nấm rơm phối trộn lục bình năng suất cao

Chị Lương Mỹ Phương, Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vừa thực hiện thành công đề tài cấp cơ sở “So sánh năng suất và hiệu quả trồng nấm rơm (NR) từ nguyên liệu rơm và rơm phối trộn với lục bình vụ đông xuân 2014 - 2015 tại huyện Phú Tân”.

13/11/2015
Giải pháp phát triển sản xuất cà phê bền vững Giải pháp phát triển sản xuất cà phê bền vững

Đầu tháng 11, cà phê bắt đầu chín rộ, nông dân trồng cà phê các huyện Thuận Châu, Mai Sơn và Thành phố đang khẩn trương thu hái. Năm nay, cà phê được mùa, năng suất bình quân ước đạt 12 tấn/ha, sản lượng trên 100.000 tấn cà phê quả

13/11/2015
Trồng cây lạc dại, góp phần cải tạo đất Trồng cây lạc dại, góp phần cải tạo đất

Năm 2010, trong dịp đi thăm người thân ở tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Dũng, ở thôn 6, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp - Đắk Nông) tình cờ biết đến mô hình trồng cây lạc dại xen trong vườn tiêu được nhiều người dân tại đây áp dụng.

13/11/2015