Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất Thị Trường Trung Quốc, Nghề Dệt Thảm Xơ Dừa Gặp Khó

Mất Thị Trường Trung Quốc, Nghề Dệt Thảm Xơ Dừa Gặp Khó
Publish date: Friday. August 29th, 2014

Làng nghề dệt thảm xơ dừa Cửu Lợi, xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn - Bình Định) đang gặp khó do các đối tác Trung Quốc bỏ đi.

Nghề dệt thảm xơ dừa ở Cửu Lợi bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Thời điểm hưng thịnh của làng nghề là những năm sau giải phóng, khi HTX thảm xơ dừa Tam Quan Nam còn hoạt động mạnh mẽ. Bấy giờ thảm sản xuất chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô (cũ).

Trong giai đoạn 1993-1998, sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”, làng nghề thảm xơ dừa lại nhộn nhịp trở lại. Nhưng chỉ 5 năm sau đó, hoạt động của làng nghề có dấu hiệu chững lại, các khung dệt chỉ hoạt động cầm chừng. Đến giai đoạn 2003-2005, nghề dệt thảm xơ dừa lại bùng lên mạnh mẽ. Mặt hàng ưa chuộng là thảm có kích thước nhỏ (35x55cm) và thảm hình bán nguyệt.

Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Indonesia và Đức. Đến năm 2007, các đối tác ĐôngÂu lần lượt từ chối hàng thảm xơ dừa của ta, làng nghề lại rơi vào tình trạng khốn đốn.

Năm 2008, tỉnh Bình Định có nhiều chính sách khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nhờ đó nghề dệt thảm xơ dừa sống lại, đối tác lúc này chủ yếu là thị trường các nước Đông Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc...

Nhưng gần đây, các đối tác Trung Quốc bỏ đi hoặc ép giá, vì thế hàng tồn đọng nhiều, làng nghề gặp khó.

Ông Huỳnh Minh Ngọc, chủ cơ sở dệt Ngọc Chung, cho hay: “Từ khi đứt mất thị trường Đông Âu, cơ sở của chúng tôi chủ yếu bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc. Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc không còn nhập hàng đều đặn như trước khiến cơ sở đứng trước nguy cơ đóng cửa”.

Cũng theo ông Ngọc, bình quân mỗi tháng cơ sở của ông xuất đi Trung Quốc 3 container thảm, khoảng 6.000 tấm nhưng nay mỗi tháng ông chỉ xuất được 1 container đi Hàn Quốc.

Trước những khó khăn của làng nghề, các cơ quan chức năng cần sớm cho giải pháp để khôi phục, giữ gìn, phát triển, điều quan trọng là tìm thị trường mới cho sản phẩm, tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.


Related news

Kiểm Tra Tình Hình Sản Xuất, Cung Ứng Giống Gia Súc, Gia Cầm, Thủy Sản Kiểm Tra Tình Hình Sản Xuất, Cung Ứng Giống Gia Súc, Gia Cầm, Thủy Sản

Ngày 16-9, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra Công trình xây dựng Trung tâm giống vật nuôi ở huyện Cẩm Khê và làm việc với Trung tâm giống Vật nuôi, Chi cục Thủy sản về tình hình sản xuất, cung ứng giống gia súc, gia cầm, thủy sản.

Wednesday. September 17th, 2014
Nghề Ngủ Đồng Nghề Ngủ Đồng

Họ rong ruổi theo bầy vịt từ chân ruộng cạn đến xứ đồng sâu. Đêm, họ lại ngủ ngoài đồng để xua đuổi bầy chó hoang và phòng ngừa kẻ gian trộm vịt. Nhưng điều lo lắng nhất với họ là dịch bệnh khiến cho vịt chết hàng loạt, mất trắng vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

Wednesday. September 17th, 2014
Người Mang Dược Liệu Về Núi Trọc Người Mang Dược Liệu Về Núi Trọc

Cái tên núi Trọc, nằm ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành), gắn liền với một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Ấy vậy mà qua đôi bàn tay của anh Nguyễn Đức Tuệ, nơi đây đã trở thành mảnh đất “xanh” cho cây dược liệu cà gai leo sinh sôi và trở thành “sinh kế” cho hàng chục hộ dân ở Nghĩa Hành.

Wednesday. September 17th, 2014
Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa

1 kg cá ngừ đại dượng đạt tiêu chuẩn bán ở thị trường Nhật Bản có thể gấp 5 lần so với giá nội địa. Tuy nhiên, thực tế ngư dân Việt Nam vẫn chưa tuân thủ các quy trình câu, xử lý, bảo quản nên chất lượng chưa đạt, hiệu quả chưa cao.

Wednesday. September 17th, 2014
Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm

Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Wednesday. September 17th, 2014