Mật ong Bạc Hà - đặc sản núi rừng Tây Bắc
Nghề nuôi ong lấy mật của người dân miền đá Mèo Vạc cùng với chỉ dẫn địa lý về sản vật này đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Cũng chẳng nhớ rõ từ bao giờ, người dân nơi đây đã biết nuôi ong để lấy loại mật quý.
Nếu như trước đây, nuôi ong chưa trở thành nghề, người dân chỉ nuôi một vài đàn ong lấy mật sinh hoạt trong gia đình.
Thậm chí, nhiều người chỉ vô tình bắt đàn ong ở trong rừng để lấy mật.
Từ khi được công nhận chỉ dẫn địa lý cho mật ong Bạc Hà của huyện (tháng 3.2013), nhận thấy hiệu quả từ mô hình này, người dân bắt đầu mở rộng nghề nuôi ong, trở thành phong trào ở các thôn xóm trên địa bàn.
Hiệu quả từ nghề nuôi ong đã trở thành “mấu chốt” để huyện Mèo Vạc xác định đưa nghề nuôi ong trở thành một trong những ngành “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững.
Với các cơ chế khuyến khích người dân phát triển nghề nuôi ong, đến nay toàn huyện Mèo Vạc có trên 8.000 đàn ong mật.
Từ những hiệu quả đã đạt được cùng với chỉ dẫn địa lý nên người dân đã mạnh dạn nhân rộng mô hình nuôi ong, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Mật ong Bạc Hà Mèo Vạc có màu sắc từ vàng đỏ đến vàng chanh, không bị biến đổi màu theo thời gian.
Vị ngọt mát và dịu, không khé.
Sản phẩm tồn tại dưới dạng lỏng hoặc kết tinh nếu bảo quản lâu ngày, mùa thu hoạch chính từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.
Việc được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý đã mở ra cơ hội cho loại mật ong này đủ sức cạnh tranh trên thị trường và góp phần để người dân mạnh dạn đầu tư vốn cho việc nuôi ong, tăng thu nhập đồng thời bảo tồn và phát triển được nguồn giống quý trong nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Để bán được giá và dễ tiêu thụ, nhiều tiểu thương đã không ngần ngại "thay tên đổi họ" của cam Trung Quốc thành cam Việt Nam. Dưới đây là một số "bí kíp" nhỏ giúp bạn phân biệt được đâu là cam Trung Quốc, đâu là cam Việt Nam chính hiệu.
Dù là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu điều trên thế giới nhưng 2 tháng gần đây Việt Nam liên tục tăng nhập nguyên liệu từ Bờ Biển Ngà, Campuchia.
Từ một xã biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhờ triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tế địa phương nên đến thời điểm này, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang băng băng về đích.