Mất Mùa Lúa Sau Phun Thuốc
Vụ đông xuân 2013-2014, nhiều hộ nông dân ở Kiên Giang đã mua cặp thuốc “9 trong 1” của Công ty TNHH Hóa nông Lúa Vàng (Công ty Lúa Vàng) về phun cho lúa, nhưng sau khi phun, lúa cứ lụi dần và không thể trổ bông…
Càng phun, bệnh càng nặng
Trong đơn gửi Báo NTNN, ông Nguyễn Văn Hào (ngụ thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) cho biết: Sau khi sạ giống IR50504 trên diện tích 9ha được khoảng 65 ngày, lúa bắt đầu trổ bông, ông Hào tiến hành phun cặp thuốc “9 trong 1” là CureGold, Physsan và thuốc Alga Complex - sản phẩm của Công ty Lúa Vàng để ngừa bệnh đạo ôn cổ bông. 10 ngày sau, ông tiếp tục phun 3 loại thuốc trên, nhưng sau đó vài ngày, ông phát hiện lúa bắt đầu bị gãy cổ bông, tỷ lệ khoảng 1%. Thấy vậy, ông tiếp tục phun cặp “9 trong 1” nhưng bệnh trên lúa không được cải thiện mà còn nặng hơn.
Ngày 16.3, trao đổi với phóng viên tại ruộng lúa, ông Hào bức xúc nói: “Rất nhiều diện tích lúa bị gãy cổ bông hoặc trổ giữa chừng rồi không trổ nữa, chỉ vì tin tưởng vào lời quảng cáo ghi trên bao bì thuốc mà vụ này gia đình tôi thất thu nặng. Mới đây, ngành chức năng đã đến xác minh và kết quả là có 2,46ha bị đạo ôn cổ bông tỷ lệ 54%; 3,5ha bị đạo ôn cổ bông 20%, diện tích còn lại bị khoảng 2%. Hiện, tôi vẫn đang chờ phía công ty trả lời”.
Ông Lê Đức Vinh ngụ ở ấp 8, xã Sơn Kiên (huyện Hòn Đất) có 2,8ha lúa Jasmine 85, cho biết thêm: “Lúa nhà tôi 45 ngày tuổi, chưa làm đòng nhưng bị bệnh cháy lá nên tôi đã phun thuốc CureGold với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì, sau đó lúa cứ lụi dần và thối gốc. Thấy vậy, tôi tiếp tục phun thuốc Rocksai Super của Công ty Lúa Vàng nhưng bệnh không những không giảm mà còn nặng thêm. Hiện, lúa của gia đình tôi đã bị thiệt hại khoảng 50%”.
Ông Vinh nói: “Tôi đã mời đại diện của Công ty Lúa Vàng đến kiểm tra xem do thuốc hay do người sử dụng thì họ đổ lỗi tôi dùng chung với thuốc của công ty khác. Theo tôi biết, Boom Plower thực chất là thuốc điều hòa sinh trưởng, hoàn toàn có thể kết hợp phun với các loại thuốc khác. Hơn nữa, 3,6ha còn lại của gia đình chưa phun thuốc “9 trong 1” mà chỉ sử dụng thuốc Boom Plower của công ty khác nhưng không hề bị tình trạng trên”.
Không phải lần đầu
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Vy Hiển - cán bộ Phòng Thanh tra (Chi cục BVTV tỉnh Kiên Giang) cho biết: “Trường hợp lúa của ông Hào bị thiệt hại nặng, vài ngày nữa tôi sẽ bàn với lãnh đạo và sẽ mời đại diện Công ty Lúa Vàng phối hợp kiểm tra, thỏa thuận với người dân nếu có thể”. Khi chúng tôi hỏi có trường hợp nào bị thiệt hại như ông Hào không thì ông Hiển nói: “Cũng có ít trường hợp”.
Trước đó, hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh cũng bị thiệt hại nặng nề do sử dụng thuốc của Công ty Lúa Vàng và đã nhờ lãnh đạo địa phương can thiệp.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên người dân gửi đơn khiếu nại, phản ánh về việc sử dụng thuốc “9 trong 1” không hiệu quả. Trước đó, hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh cũng bị thiệt hại nặng nề do sử dụng thuốc của Công ty Lúa Vàng và đã nhờ lãnh đạo địa phương can thiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn nội dung đơn thư người dân phản ánh, chiều 15.3, phóng viên đến văn phòng đại diện của Công ty Lúa Vàng tại thị trấn Hòn Đất, nhưng nơi đây đã đóng cửa. Ngày 16.3, chúng tôi liên tục gọi điện cho ông Đỗ Hoàng Vinh - Phó Trưởng phòng Marketing của Công ty Lúa Vàng nhưng ông Vinh không nghe máy.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên tới bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm
Theo nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, thời điểm này, thị trường cây giống bắt đầu hút hàng, sức mua của người dân tăng đáng kể; giá của mặt hàng này đã tăng khoảng trên 5% so với những năm trước.
Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất cần phải tin học hóa bài toán quản lý thông tin về tình hình sâu bệnh hại lúa có ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS).
Xuất ngũ năm 1983, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Bình rời quê Thanh Hoá đến vùng đất cực Nam Tổ quốc lập nghiệp. Với bản chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ, ông đã kiên trì vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gây dựng cuộc sống ấm no từ tay trắng. Đến nay, gia đình ông có hơn 30 công đất nuôi tôm, kết hợp trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.
Ông Nguyễn Minh Tuấn - phó Phòng NN&PTNT huyện Giồng Trôm, Bến Tre - cho biết thị trường tiêu thụ chanh từ trước đến nay đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhưng gần đây Trung Quốc ngưng tiêu thụ chanh nên giá giảm.